Lần đầu làm sếp – bạn phải làm gì?

Đánh dấu cho những tháng ngày nếm mật nằm gai, điều mong ước bấy lâu nay của bạn thành hiện thực – bạn được làm sếp. Bao nhiêu dự định, kế hoạch, dự án phát triển ấp ủ bấy lâu nay được dịp sử dụng. Bạn phải làm sao để chứng tỏ với cấp trên mình thực sự xứng đáng với vị trí này đồng thời để nhân viên cấp dưới tâm phục, khẩu phục và hết lòng phấn đấu hướng đến mục tiêu chung. Có rất nhiều gạch đầu dòng “bạn phải…”, tất cả chúng sẽ dễ gây cho bạn mất ăn mất ngủ. Hãy giải tỏa những nỗi lo ấy bằng cách áp dụng những phương pháp sau đây:

  • Phương pháp thu phục lòng người – “đắc nhân tâm”

Thói “con gà tức nhau tiếng gáy” vẫn tồn tại như một lẽ thường tình trong môi trường công ty, chắc chắn nhiều người sẽ đàm tiếu, nghi ngờ khả năng của bạn khi bạn được đề bạt lên vị trí sếp. Đó sẽ là những người “bằng vai phải lứa” của bạn trước đây, bỗng đổi khác, xì xào nhỏ to về “chiếc ghế” bạn đang ngồi liệu có xứng đáng…

Bạn phải làm gì? Bơ đi mà sống hay dùng quyền lực uy hiếp? Cả hai thái cực đều không nên. Trước hết hãy tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân sâu xa của việc không phục tùng đó. Học cách thu phục lòng người - “đắc nhân tâm” là điều không dễ áp dụng nhưng hãy hòa nhã và giao tiếp bình thường với mọi người, tranh thủ cơ hội tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân viên. Lắng nghe họ khi có thể, điều gì cũng có nguyên nhân của nó, khi đã hiểu hơn về mọi người, chắc chắn bạn sẽ tìm được cách ứng xử phù hợp. Hơn nữa, cần chú tâm đến những nguyện vọng của nhân viên mình, họ cần khích lệ, động viên bằng lương bổng, thăng tiến hay cơ hội học tập… 

  • Phương pháp “củ cà rốt và cây gậy”

người lãnh đạo, bạn không cần lúc nào cũng phải thị uy “ăn to nói lớn”. Nhưng bạn cũng không nên quá nhu mì, ậm ừ cho qua vì sợ làm phật lòng nhân viên. Để trở thành người sếp giỏi thì phải chú trọng phát huy triết lý “củ cà rốt và cây gậy”. “Củ cà rốt” ngụ ý sự khen thưởng khi nhân viên đạt thành tích tốt, và “cây gậy” là sự phê bình thẳng thắn khi nhân viên phạm lỗi. Khéo léo áp dụng triết lý này, bạn cần chọn thời điểm và không gian để những lời phê bình đó không tác dụng tiêu cực đến nhân viên. Dành cho họ những phần thưởng xứng đáng hay những lời khen ngợi chân thành nhất khi họ thực hiện tốt mục tiêu đề ra.


Trong lãnh đạo, luôn luôn cần một quả tim nóng và cái đầu lạnh để xử lý công việc tốt hơn. Triết lý này không mâu thuẫn với phương pháp “đắc nhân tâm” mà sẽ bổ sung nhau khi bạn dùng kết quả công việc để quản lý nhân viên của mình. 

  • Quyết đoán trong công việc

“Sợ sai”- sự ngần ngại không dám ra quyết định nhanh chóng là nguyên nhân dẫn đến việc nhân viên thiếu tôn trọng sếp, cho rằng sếp không đủ năng lực điều hành công ty dẫn đến sự nghi ngờ về chuyên môn và trình độ của sếp.

Để rèn luyện tính quyết đoán khi làm sếp, bạn hãy tự vấn mình bằng hàng loạt các câu hỏi khi phải ra một quyết định khó khăn “Phương án này có lợi nhiều hơn hay bất lợi nhiều hơn?”, “còn một phương án nào đem lại hiệu quả hơn không?”, “Sự đánh đổi sẽ là gì?”

  • Đánh giá dựa trên kết quả công việc, không phải thời gian làm tại công ty

Để trở thành một người sếp sáng suốt, công minh, bạn nên đánh giá nhân viên dựa trên kết quả hoàn thành công việc, không nên dựa trên thời gian họ làm việc tại công ty. Việc quản lý nhân viên dựa trên thành quả công việc sẽ giúp bạn không bị xem là nhà quản lý quá chi li, tiểu tiết. Suy cho cùng, việc bạn quan tâm là thành quả đạt được của nhân viên chứ không phải là sự hiện diện của họ, ngồi suốt 8h đồng hồ chưa chắc làm được việc hiệu quả hơn người có mặt ít nhưng luôn hoàn thành tốt nhất công việc được giao.


Bạn biết đấy, nghệ thuật “làm sếp” có thể nói là chuyện nghìn lẻ một đêm. Hãy đến với Khóa học “Lần đầu làm sếp” của Trường Đào tạo Kỹ năng Quản lý SAM để cùng các chuyên gia SAM thảo luận, đề xuất những thứ “bạn phải” và đưa ra cách thức để thực hiện chúng một cách tốt nhất.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Mọi thông tin chi tiết về khóa học, Anh/ Chị có thể liên hệ BP. Tư vấn Trường SAM qua

Số điện thoại: (08) 39381118 - 39381119

Hoặc email: info@sam.edu.vn; tuvan@sam.edu.vn


 


ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO