Điều quan trọng nhất của Quản trị nhân tài: Đừng làm “mất lửa”


Trong thời buổi cạnh tranh như hiện nay, khi càng có nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp thì càng làm cho các nhà quản trị nguồn nhân lực phải vò đầu bứt tai, tìm lời giải đáp cho bài toán nhân sự ngày càng đi vào bế tắc. Điều thường thấy khi công việc quá áp lực, người lao động sẽ tìm công việc khác đỡ vất vả hơn nhưng thực tế cho thấy rằng, khi quá nhàn rỗi, tỷ lệ nghỉ việc là 1/3 – con số không nhỏ. Đặc biệt là nhân viên giỏi sẽ là những người đi đầu vì họ có nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn.

Điều tệ hại là nhân viên giỏi sẽ không nghỉ việc ngay, thay vào đó là một trạng thái phản kháng nguy hiểm hơn: lơ là dần trong công việc. Michael Kibler, người có nhiều kinh nghiệm trong việc nghiên cứu nhân sự, gọi hiện tượng này là “mất lửa” làm việc, những nhân viên giỏi như những ngôi sao dần tắt.

“Mất lửa rất khác với sự kiệt sức, bởi vì những nhân viên mắc phải “chứng" này không thực sự ở trong một cuộc khủng hoảng rõ ràng nào”, Kibler nói: “họ vẫn làm việc nhiều giờ, đóng góp cho các đồng đội, họ đồng ý với mọi nội dung cuộc họp. Tuy nhiên, họ đang làm việc trong trạng thái bị ức chế một cách âm thầm. Và hậu quả cuối cùng là họ sẽ ra đi”.

Để ngăn chặn sự mất lửa, để giữ chân nhân tài, các công ty và người quản lý cần hiểu được những sai lầm từ họ đẩy nhân viên giỏi của mình vào trạng thái này:

1. Đặt ra quá nhiều quy tắc ngớ ngẩn

Có hằng hà sa số những nguyên tắc được đặt ra trong công ty nhưng chắc hẳn không phải nguyên tắc nào cũng hợp tình hợp lý và được cân nhắc kỹ lưỡng bỡi những nhà lãnh đạo. Những nhân viên đặc biệt là nhân viên giỏi rất không hài lòng với sự gò bó, áp đặt. Đến một lúc, nhân viên sẽ nổi cáu và muốn tìm một nơi làm việc khác.

2. Đối xử “cào bằng”

Công bằng luôn là một tiêu chí quan trọng trong mọi môi trường nhưng ở nơi làm việc, đối xử với mọi nhân viên như nhau là một thảm họa. Những nhân tài, người siêng năng làm việc sẽ cảm thấy thật bất công khi họ không được đánh giá cao, và mọi nỗ lực, sự thể hiện của họ cũng chỉ làm họ ngang hàng với những người đi làm chờ hết giờ và nhận lương.

3.  Không nhận ra thành quả của nhân tài

Mọi người đều thích được công nhận sự cố gắng, cống hiến và những thành tích họ đạt được. Vì thế việc công nhận thành tích của nhân viên, đặc biệt là những nhân viên hàng đầu thể hiện bạn quan tâm và theo dõi họ.

Việc nhà lãnh đạo tìm hiểu công việc và ghi nhận nỗ lực sẽ mang đến cảm xúc tốt cho nhân viên, sự động viên đó sẽ làm lợi cho công ty - nhân viên làm việc tích cực hơn và hiệu quả công việc theo đó cũng tăng lên.

4. Dung túng cho những nhân viên có hiệu suất làm việc kém

Trong công ty cũng vậy, khi bạn cho phép một nhân viên lười biếng, kém cỏi tồn tại, nhân viên đó sẽ kéo tinh thần, hiệu suất và nỗ lực của những nhân viên giỏi xuống. Trong công ty sẽ tồn tại nhiều so sánh, đố kỵ lẫn nhau và dẫn đến nhiều hệ lụy khác.

5. Thiếu sự quan tâm

Công ty thông minh cần chắc chắn rằng những nhà quản lý biết cách cân bằng giữa sự chuyên nghiệp, nguyên tắc với tính nhân văn. Những người sếp thiếu sự quan tâm đến nhân viên, cố gắng quản lý, thúc ép nhân viên làm việc sẽ không thể khiến bất cứ ai làm việc cho họ hơn 8 giờ/ngày và hiệu quả công việc có thể chỉ bằng nửa số giờ làm việc đó.

6. Không để nhân viên theo đuổi đam mê

Những nhân viên tài năng luôn ấp ủ niềm đam mê. Hãy tạo điều kiện, cơ hội cho họ được theo đuổi những đam mê đó và để họ được thỏa thích làm việc. Thế nhưng, nhiều nhà quản lý lại khiến nhân viên làm việc trong một sự bó hẹp, kiềm hãm bởi sợ những nhân viên giỏi sẽ làm việc kém hiệu quả hơn do phân tán sự tập trung vào những công việc mà họ đam mê, thích thú. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng những người có thể theo đuổi niềm đam mê trong công việc sẽ làm việc trôi chảy hơn nhờ trạng thái tinh thần hưng phấn, năng suất lao động cao hơn 5 lần so với tiêu chuẩn.

7. Không cho nhân viên thấy bức tranh toàn cảnh

Không chỉ cần giao việc và động viên nhân viên hoàn thành tốt công việc, nhà lãnh đạo giỏi cần đưa ra cho nhân viên bức tranh toàn cảnh về công việc họ đang làm, đặc biệt là với nhân viên tài năng. Bởi họ là những người rất quan tâm đến công việc vì vậy họ cần biết mục đích của công việc họ đang đảm nhận là gì.

Nếu không tìm thấy mục đích, không hiểu được tầm quan trọng cũng như hướng phát triển, những người giỏi sẽ tìm một công việc khác.

Tìm kiếm nhân tài đã khó, giữ chân được họ còn là cả một vấn đề lớn. Đến với khóa học “Quản trị nhân tài và phát triển đội ngũ kế nhiệm” của Trường Đào tạo Kỹ năng Quản lý SAM để cùng các chuyên gia SAM đi tìm lời giải đáp cho bài toán “giữ lửa” trong Quản trị nhân tài.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Mọi thông tin chi tiết về khóa học, Anh/ Chị có thể liên hệ BP. Tư vấn Trường SAM qua

Số điện thoại: (08)39381118 - 39381119


Hoặc email: info@sam.edu.vn; tuvan@sam.edu.vn


 


ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO