Làm sếp thật khó, phải đâu chuyện đùa!

Nếu bạn nghĩ rằng lên được ghế “sếp” đã là cái đích cuối cùng đánh dấu điểm sáng chói lóa trong sự nghiệp thăng tiến của mình. Từ đây sẽ không còn phải lo nghĩ nhiều, không còn phải chạy đua để vượt lên những bạn bè đồng nghiệp…thì bạn đã hoàn toàn sai lầm. Ngay khi được đề bạt lên vị trí sếp, bạn đã được đặt vào đảm nhiệm những thử thách mới chông gai và khó hăn hơn nữa. Để có thể chứng tỏ bản thân thích hợp với cương vị lãnh đạo, bạn thực sự cần vạch ra cho bản thân những chiến lược cụ thể. Làm sếp là bạn phải đứng dưới một số người nhưng đứng trên vô số người. Thế thì từng cử chỉ, hành động, từng quyết định của bạn sẽ “được” chú ý bởi khá nhiều cặp mắt dòm ngó, dò xét kỹ lưỡng.

Các nhà phân tích nhận định những gì trong 3 tháng đầu người sếp làm được sẽ quyết định rất lớn đến sự thành công hay thất bại ở vị trí của họ. Đừng quá tự mãn chẫm chệ ngồi trên “cái ghế” của mình, nó sẽ bị giành mất bất cứ lúc nào nếu bạn không chứng tỏ bạn xứng đáng với nó. Những ngày đầu mới nhậm chức bao giờ cũng là giai đoạn khó khăn nhất. Một điệp khúc “nhân viên nói xấu sếp” sẽ diễn ra nhan nhản trong môi trường công sở. Vậy thì lý do là gì?

Công tác khen thưởng còn chậm chạp và chưa đúng chỗ

Không cần bàn cãi vai trò của động viên, khích lệ trong công ty sẽ ảnh hưởng thế nào đến thái độ và năng suất làm việc của nhân viên. Nhưng sếp vẫn thường hay mắc lỗi vì những gì đáng khen thưởng thì lại trễ nãi, chần chừ. Một nhân viên sẽ hạnh phúc biết bao khi nhận phần thưởng xứng đáng với những nỗ lực của mình do đích thân sếp trao tặng. Nhưng chúng ta lại xem nhẹ phần ấy, đề xuất nhóm trưởng thực hiện công việc này. Phần thưởng vẫn vậy nhưng ý nghĩa đã không còn như mong đợi của nhân viên. Xin lưu ý rằng những gì nhà quản trị tuyên bố về chế độ khen thưởng luôn được mọi nhân viên nhớ kỹ và so sánh giữa lời hứa với việc làm. 


Không quan tâm, chia sẻ và lắng nghe cấp dưới

Sếp thường mắc “bệnh” nói quá nhiều và ít khi chịu ngồi lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cấp dưới mình. Các nhân viên có thể muốn trình bày với sếp về những lo ngại hay khó khăn liên quan trực tiếp đến công việc nhưng thấy sếp lơ là, không quan tâm. Sếp ngồi dán mắt vào máy tính hay kéo dài những cuộc điện thoại không có điểm kết sẽ khiến cho nhân viên cảm thấy mình không thể nào thoải mái, chia sẻ cùng sếp. Nhớ rằng hãy làm cho nhân viên cảm thấy được trân trọng, được thẳng thắn nói lên quan điểm mình.

Không đánh giá đúng năng lực của nhân viên

Chính nhân viên là người hiểu rõ nhất ai là người đóng góp nhiều cho sự phát triển của cả tập thể vì đơn giản họ làm chung với nhau. Nhưng khi đánh giá, khen thưởng thì họ lại bàn tán xôn xao về việc sếp đánh giá không chính xác, thiếu công bằng. Lần đầu, họ có thể sẽ thầm trách sếp không nhìn người nhưng nếu sự đánh giá không chính xác lặp lại nhiều lần thì các nhân viên sẽ cho rằng sếp là người thiên vị. Do đó, để tránh những sai lầm ấy, lần đầu làm sếp phải chú ý đến mọi cá nhân, xây dựng bảng đánh giá kết quả công việc theo năng lực thật chỉnh chu. Khi bình chọn khen thưởng, đừng vội lên tiếng trước, mà hãy để các nhóm đề xuất và xem xét lại kỹ từng trường hợp được đề nghị khen thưởng.

Thái độ chưa đúng với cấp dưới

Sếp thường hay phàn nàn, gay gắt với nhân viên về những sai phạm, có khi còn mắng mỏ họ, không đếm xỉa tới những nỗ lực mà nhân viên đã cống hiến. Thái độ không tốt có thể triệt tiêu mọi cố gắng vươn lên không chỉ của một cá nhân, mà cả đội ngũ nhân viên. Những lời phê bình, trỉ trích nếu không khéo léo sẽ như mũi dao làm tổn thương đến cấp dưới của mình. Một khi sếp đối xử với nhân viên công bằng, nhân hậu thì chắc rằng họ sẽ cố gắng phấn đấu hết mình vì sự phát triển của công ty.


Làm sếp thật khó, phải đâu chuyện đùa, hãy đến với Khóa học “Lần đầu làm sếp” của Trường Đào tạo Kỹ năng Quản lý SAM để cùng chia sẻ những khó khăn trong những ngày đầu đảm đương nhiệm vụ, đồng thời trang bị những kiến thức và kỹ năng để không phải túng túng trước đội ngũ nhân viên mình.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Mọi thông tin chi tiết về khóa học, Anh/ Chị có thể liên hệ BP. Tư vấn Trường SAM qua

Số điện thoại: (08) 39 381118 - 39 381119


Hoặc email: info@sam.edu.vn; tuvan@sam.edu.vn


 



ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO