Vai trò của Tổ Trưởng Sản Xuất trong việc xử lý các vấn đề


Tổ trưởng sản xuất là người có trách nhiệm quản lý phân xưởng, quản lý các nhân viên trong tổ sản xuất của mình. Tổ sản xuất là đơn vị trực tiếp tạo ra các sản phẩm cho doanh nghiệp, những yêu tố đầu vào như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, công nhân, người lao động,... Do đó, người tổ trưởng phải là người vừa có trình độ chuyên môn, lại phải có kỹ năng quản lý tốt thì mới vận hành tốt các yếu tố đầu vào để cho ra các sản phẩm đạt chuẩn chất lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Tuy nhiên, trong nhà máy, tổ trưởng sản xuất thường gặp phải các vấn đề khó khăn trong quản lý con người. Do đó người tổ trưởng phải nắm bắt một số kỹ năng như:

Thao tác khó hoặc cái mà công nhân còn lúng túng , cần hướng dẫn và phân công người hướng dẫn
Tìm ngay giải pháp để giảm thiểu khó khăn hoặc điều không thuận lợi. Điều này sẽ minh chứng cho các tổ viên thấy rằng sự thay đổi không làm giảm thu nhập mà trái lại có thể làm tăng thu nhập

Phát huy nhưng thuận lợi trong công việc mới để mọi người tận dụng cơ hội tăng thu nhập

Và trong tổ sản xuất, sẽ có một vài cá nhân thiếu năng lực, không theo kịp hướng dẫn, người tổ trưởng cần xây dựng phương pháp phù hợp để những cá nhân này theo kịp bộ máy sản xuất. Một số cá nhân cần lưu ý như:

  • Đói tượng dễ bị tổn thương do kế hoach sản xuất thay đổi
  • Họ tiếp thu chậm
  • Không dễ thích ứng với sự thay đổi
  • Tâm lý tiêu cực trước sự thay đổi đã trở thành căn bệnh mãn tính...

Bên cạnh việc tích cực kèm cặp hướng dẫn các cá nhân này một cách kiên trì, người tổ trưởng sản xuất còn phải từng bước thay đổi nhận thức của họ để tạo điều kiện phát triển cho chính các cá nhân đó, vừa nâng cao hiệu quả sản xuất của toàn đội.

Tổ trưởng sản xuất với vai trò quản lý, họ phải biết các phối hợp giữa các cá nhân lại với nhau. Giúp phát huy hết điểm mạnh cũng như hỗ trợ, khắc phục các điểm yếu giữa các thành viên trong tổ sản xuất. Mà việc trước tiên đó là cần phải xác định được năng lực của các tổ viên. Một số điều cần lưu ý của tổ trưởng sản xuất như:

  • Không có tổ nào toàn những người giỏi và cũng không có tổ nào toàn những người kém
  • Ai sức khỏe tốt, tiếp thu nhanh
  • Ai sức khỏe kém
  • Cần phối hợp với nhau để làm tốt công việc
  • Công việc nào cần hoàn thành sớm để công việc sau có thời gian làm kỹ tránh sai lỗi
  • Điều hành phối hợp còn được hiểu là sự phối hợp giữa các tổ với nhau

Tổ trưởng sản xuất một khi nắm được điểm mạnh, điểm yếu của từng cá nhân trong tổ sản xuất của mình thì mới dễ dàng phối hợp các tổ viên để cùng hướng đến mục đích chung của doanh nghiệp.

Để học hỏi từ những người có kinh nghiệm chuyên môn trong vai trò là Tổ trưởng Sản Xuất, Trường đào tạo kỹ năng quản lý SAM có đào tạo khóa học "Tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp". Khóa học sẽ giúp những người tổ trưởng có thêm phương pháp để quản lý năng suất, quản lý chất lượng và quản lý chi phí. Quan trọng là rèn được kỹ năng cốt lõi: giao tiếp, trao đổi thông tin, giám sát, đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên...


Xem thông tin chi tiết Chương trình Tri ân khách hàng tại đây


ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO