Chân dung của người quản lý sản xuất


Để một bộ máy sản xuất cồng kềnh hoạt động trơn tru và hiệu quả không chỉ cần đôi tay chăm chỉ của người công nhân mà còn cần sự thông minh và khả năng quản lý sắp xếp công việc nhịp nhàng của những người quản lý sản xuất. Có thể ví người quản lý sản xuất như một đầu tàu kéo cả con tàu sản xuất tiến nhanh đến những mục tiêu lớn.

Quản lý sản xuất là người giám sát những hoạt động thường ngày của nhà sản xuất và những nhà máy liên quan. Quản lý sản xuất có thể được cụ thể hóa qua những chức danh: tổ trưởng sản xuất, quản đốc sản xuất…Quản lý sản xuất cũng tham gia kết hợp, lên kế hoạch, chỉ đạo các hoạt động để tạo ra một loạt các hàng hóa như ô tô, thiết bị máy tính, giấy…

Nghề quản lý sản xuất làm gì?

Dù là trong ngành công nghiệp nào, nhiệm vụ chính của quản lý sản xuất là đảm bảo việc sản xuất hàng hóa hiệu quả và và kịp thời, đạt tiêu chuẩn về số lượng cũng như chất lượng và nằm trong giới hạn ngân sách đưa ra. Họ cũng là người lên kế hoạch, thiết kế hệ thống sản xuất, phương pháp sản xuất, phối hợp và kiểm soát quy trình sản xuất.

Quản lý sản xuất tham gia vào giai đoạn tiền sản xuất (lên kế hoạch) cũng như giai đoạn sản xuất (kiểm tra và giám sát). Công việc của họ phần nhiều là làm việc với nhân sự, ngoài ra còn có thể liên quan tới việc thiết kế sản phẩm và thu mua. Ở những công ty nhỏ thì quản lý sản xuất có thể được đưa ra quyết định nhưng ở công ty lớn thì sẽ có các giám sát viên sản xuất, kỹ sư sản xuất hay người hoạch định, trợ giúp. Quản lý sản xuất là người tiếp cận nhiều với công nhân, họ là người quyết định cách tốt nhất để sử dụng công nhân và thiết bị của nhà máy để đạt mục tiêu sản xuất. Quản lý sản xuất có trách nhiệm thực hiện các chương trình kiểm soát chất lượng để đảm bảo hoàn thành sản phẩm đạt chất lượng. Công việc của nghề quản lý sản xuất bao gồm:

·        Phân tích dữ liệu sản xuất, lập kế hoạch, lên lịch trình sản xuất, đánh giá các yêu cầu dự án và nguồn lực

·        Ước tính, thỏa thuận và chốt ngân sách, khung thời gian sản xuất với khách hàng và các tiêu chuẩn quản lý chất lượng. Đảm bảo rằng sản xuất đúng lịch trình và nằm trong ngân sách

·        Nếu cần thiết, thỏa thuận lại khung thời gian sản xuất khi có thay đổi về việc lựa chọn, đặt hàng hay mua nguyên vật liệu

·        Theo dõi tiến độ sản xuất, nắm vững các hiện tượng bất thường, điều hoà và kịp thời thông báo tin tức bất thường lên cấp trên và phòng kinh doanh. Viết báo cáo sản xuất

·        Phụ trách giám sát công việc của các phòng ban, các xưởng sản xuất, bồi dưỡng và điều hoà mối quan hệ giữa các phòng ban.

·        Thuê, đào tạo và đánh giá nhân viên. Theo dõi công nhân của nhà máy để đảm bảo công nhân đạt hiệu suất làm việc và yêu cầu về an toàn

·        Xác định những máy móc mới cần thiết hoặc tăng ca khi cần thiết. Tổ chức việc sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ các thiết bị sản xuất

·        Sửa các lỗi sản phẩm: quản lý sản xuất phát hiện lỗi sản phẩm, nguyên nhân gây ra lỗi sản phẩm và giải quyết vấn đề để khắc phục lỗi đó

·        Tổ chức cải tiến kỹ thuật và điều hành toàn bộ quá trình sản xuất.

·        Sắp xếp chức vụ, công việc cho nhân viên trực thuộc và tổ chức kiểm tra tay nghề.

·        Đặt ra mục tiêu chất lượng cho phòng sản xuất và phải kịp thời tiến hành đánh giá, giám sát.

·        Thực hiện công tác 5S

·        Tiếp nhận lệnh sản xuất của phòng kinh doanh, kiểm tra tồn kho, lập phiếu theo công sản xuất.

·        Phân tích năng suất tiềm năng của các thiết bị sản xuất, và căn cứ vào tình hình nguyên liệu lập ra kế hoạch sản xuất ngày hoặc thay đổi kế hoạch sản xuất.

·        Tiếp nhận tin tức của phòng kinh doanh, sắp xếp kế hoạch xuất hàng.

Tùy vào quy mô của nhà máy mà người quản lý sản xuất có thể giám sát toàn bộ hay một phần của nhà máy. Quản lý sản xuất thường được ví von với hình ảnh trên đe dưới búa, mặc dù thấy được vai trò và tầm quan trọng của người quản lý sản xuất trong hoạt động chung của doanh nghiệp nhưng làm cách nào để vừa lòng cấp trên cũng như “đắc nhân tâm” với cấp dưới. Hãy đến với khóa học “Kỹ năng giám sát và quản lý sản xuất” của Trường Đào tạo Kỹ năng Quản lý SAM để cùng những chuyên gia SAM tô đậm thêm chân dung của những người quản lý sản xuất và tìm phương cách để họ “tỏa sáng” và điều hành công việc một cách khoa học và hiệu quả nhất.

Mọi thông tin chi tiết về khóa học, Anh/ Chị có thể liên hệ BP. Tư vấn Trường SAM qua : 

Số điện thoại:
(08)35 178848 - 35 178849

Hoặc email: info@sam.edu.vn; tuvan@sam.edu.vn

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO