Trở thành quản đốc sản xuất chuyên nghiệp - tại sao không?

Quản đốc sản xuất chính là lực lượng quan trọng trong hệ thống quản trị sản xuất, quyết định sự phát triển lâu dài cho danh nghiệp. Vậy doanh nghiệp của bạn đã đầu tư bao nhiêu phần trăm lợi nhuận vào đội ngũ nhân lực bên sản xuất. Bao nhiêu đội ngũ quản lý, quản đốc sản xuất được trang bị những kiến thức chuyên môn lẫn khả năng quản lý. Điều này rất quan trọng vì nó sẽ giúp Doanh nghiệp bạn thích nghi với sự biến động không ngừng của thị trường  từ khâu sản xuất, nguồn hàng, giá thành sản phẩm…


1. Vai trò của quả đốc sản xuất

Quản lý nhà máy sản xuất: hiệu quả đòi hỏi người quản đốc sản xuất cần nắm chắc những kỹ năng quản lý con người, máy móc, môi trường, chất lượng sản phẩm, khả năng quản lý, xử lý đơn hàng, giải quyết vấn đề… Đặc biệt cần cập nhật thường xuyên những kiến thức quản lý mới nhất để đáp ứng nhu cầu chung của hội nhập.

Hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tùy thuộc phần lớn vào hiệu quả trong sản xuất, trong đó người Quản Đốc Sản Xuất đóng một vai trò rất quan trọng. Họ chính là cầu nối của Lãnh đạo doanh nghiệp với bộ phận trực tiếp làm ra sản phẩm trong việc thực hiện kế hoạch các vấn đề chất lượng, năng suất, chi phí, kể cả nhân sự trong sản xuất. Sự thành công của doanh nghiệp tùy thuộc phần lớn vào kỹ năng chuyên môn và quản lý của Quản Đốc Sản Xuất.

Tuy nhiên, với đặc thù trong sản xuất của Việt Nam nói riêng, đội ngũ quản lý đa phần là từ những người sản xuất giỏi được đề bạt lên. Điều đó dẫn đến hiện trạng, người quản lý có chuyên môn rất giỏi nhưng lại thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý và điều hành tổng thể.

2. Nhiệm vụ của quản đốc sản xuất

Để trở thành một quản đốc sản xuất chuyên nghiệp, trước tiên cần phải nắm vững những nhiệm vụ của mình

- Lập kế hoạch, triển khai thực hiện, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tuần, tháng, qúy, năm của nhà máy.
- Quản lý đảm bảo đo lường được năng suất lao động đến từng người công nhân.
- Phối hợp, tư vấn lập kế hoạch sản xuất, giao việc cho giám sát sản xuất theo dõi đơn hàng, xem xét thứ tự ưu tiên của từng đơn hàng, đề xuất tăng ca khi cần thiết.
- Chịu trách nhiệm trước công ty về việc chấp hành nội qui công ty, an toàn lao động và hiệu quả công việc của bản thân và mọi nhân viên dưới quyền.
- Tổ chức sản xuất theo đúng qui trình ISO và các tiêu chuẩn sản xuất khác nếu có
- Chịu trách nhiệm chính đảm bảo sản xuất đúng tiến độ được giao và đạt chất lượng yêu cầu với chi phí thấp nhất và đánh giá được chi phí sản xuất.
- Thiết lập hoặc sửa đổi bổ sung sau đó duy trì thực hiện các qui trình làm việc của nhà máy để đảm bảo chất lượng, an toàn, tin cậy của hoạt động sản xuất.
- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả vật tư để sản xuất tránh hư hỏng, thất thoát, lãng phí.
- Phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên dưới quyền.
- Có biện pháp để rút kinh nghiệm, tránh tái diễn các lỗi sản xuất đã xảy ra. 
- Phối hợp nhuần nhuyễn với các phòng ban khác như phòng Kinh doanh, Cung ứng, Kỹ thuật, … để thực hiện các công việc liên quan.
- Giao việc cụ thể cho từng nhân viên trong phòng, từng tổ công nhân, từng người công nhân theo ngày, theo tuần
- Báo cáo công việc hàng tuần hoặc giải trình các công việc mà công ty yêu cầu.

 

Tham khảo khóa học "Quản đốc sản xuất chuyên nghiệp" do các giảng viên chuyên nghiệp tại trường Đào tạo Quản lý Kỹ năng SAM giảng dạy.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Mọi thông tin chi tiết về khóa học, Anh/ Chị có thể liên hệ BP. Tư vấn Trường SAM qua

Số điện thoại: (08)35 178848 - 35 178849


Hoặc email: info@sam.edu.vn; tuvan@sam.edu.vn


Xem thông tin chi tiết Chương trình Tri ân khách hàng tại đây


 


ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO