Xây dựng kỹ năng đặt mục tiêu cho bản thân

Kỹ năng xây dựng mục tiêu cho bản thân cũng như công việc đóng vai trò rất quan trọng. Đây chính là kim chỉ nam cho bạn biết được tất cả các công việc bạn phải làm để đạt được điều mình muốn. Vậy xây dựng mục tiêu là gì? Cách lập kế hoạch cho bản thân hiệu quả nhất. Cùng tìn hiểu với SAM nhé!

1. Kỹ năng xác định mục tiêu là gì?

Mục tiêu cá nhân là gì? Kỹ năng xác định mục tiêu cá nhân được hiểu là khả năng định hướng về những gì mà bạn mong muốn đạt được, vạch các bước rõ ràng trong từng giai đoạn. Cũng như nhận thức được khả năng của bản thân và những rủi ro có thể gặp phải để đạt được mục tiêu cuối cùng.

Mỗi người sẽ có những mục tiêu khác nhau ở từng giai đoạn khác nhau trong cuộc đời. Việc thiết lập mục tiêu là cách chúng ta tạo động lực để phấn đấu vì những điều tốt đẹp hơn trong tương lai và việc đó sẽ làm cho cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn.

2. Xác định mục tiêu mang lại lợi ích gì?

- Trong công việc cũng như cuộc sống bạn nên xác định được mục tiêu, hướng đi chính xác của từng trường hợp cụ thể . Điều này giúp bạn hoàn thành được kết quả và đạt được mục tiêu đã đề ra. 

- Việc xác định bản mục tiêu cá nhân giúp bạn có định hướng và tập trung hơn trong công việc học hỏi, tìm kiếm kiến thức, từ đó có các phân bổ thời gian một cách hợp lý để thực hiện mục tiêu đó. 

-  Khi đã có mục tiêu đề ra mọi thì mọi hành động, việc làm của bạn sẽ dựa trên mục tiêu cuối cùng đó.

- Ngoài ra nó cũng giúp bạn có thêm đọng lực, tự tin hơn trong những quyết định của mình

- Xác định được mục tiêu giúp bạn tiết kiệm thời gian, loại bỏ được những công việc không mang lại lợi ích cho mục tiêu của mình.

- Nhờ những mục tiêu đã vạch ra mà xác định được kết quả thành công hay thất bại. Từ đó sẽ giúp bạn có nhiều kinh nghiệm trong công việc, tiến bộ hơn nữa.  

3. Tiêu chí xác định mục tiêu

Để có một mục tiêu cá nhân trong công việc rõ ràng, cụ thể không phải là điều rõ ràng. Có một số tiêu chí mục tiêu của bạn cần đáp ứng để là một mục tiêu tốt.

  • Trong cách xác định mục tiêu cả ngắn hạn và dài hạn, bạn cần chú ý các tiêu chí:
  • Hiểu rõ được những suy nghĩ và ước muốn hướng tới của bản thân 
  • Những điểm mạnh và điểm yếu trong tính cách của bạn
  • Các mốc thời gian thực hiện cụ thể và phù hợp với khả năng của chính mình
  • Xác định cơ hội và thách thức các điều kiện khách quan sẽ gặp phải

S: Specific: Hãy cố gắng đưa ra những mục tiêu cụ thể nhất có thể. Việc này hỗ trợ bạn sẽ có hướng đi đúng đắn và những công việc cần làm một cách cụ thể nhất.

M: Measurable: Các mục tiêu của bạn cần phải đo lường được. Hãy đưa ra các con số kèm theo mục tiêu đề ra.

A: Achievable: Hãy cân nhắc đến việc mục tiêu của bạn có thể đạt được hay không? Việc mục tiêu có tính thách thức với viển vông là hai điều hoàn toàn khác nhau.

R: Relevant: Khi xây dựng mục tiêu, bạn cần phải xem xét thật kỹ hoàn cảnh thực tế của bản thân mình, các điều kiện sẵn có để xây dựng được mục tiêu phù hợp với thực tế.

T: Timed: Các mốc thời gian cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng các mục tiêu. Hãy đảm bảo thời gian đúng với thực tế, không câu giờ.

4. Các bước thiết lập mục tiêu cá nhân

Trên thực tế, 80% nguyên nhân cản đường bạn đến với mục tiêu của bản thân là từ bên trong bản thân bạn. Đó chính xác là việc thiếu kỹ năng xác định mục tiêu, lãnh đạo,… 20% còn lại đến từ những yếu tố ngoại cảnh. Bởi vậy, hãy bắt đầu với các mục tiêu từ chính bản thân mình. Dưới đây là gợi ý cách thiết lập mục tiêu cá nhân.

Bước 1: Xác định những điều bạn muốn đạt được

- Đầu tiên trong các bước xác định mục tiêu là hãy đảm bảo cái đích bạn muốn đạt được thật cụ thể và được bạn xác định nghiêm túc. Khi đã xác định, hãy dành toàn bộ sức lực và tâm huyết để thực hiện bằng được điều đó. Dù cho đó là mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn, bạn cũng nên xác định nghiêm túc.

- Để có thể đánh giá mức độ quan trọng của mục tiêu với bản thân, bạn hãy trả lời những câu hỏi sau đây: Tại sao bạn cần phải đạt được mục tiêu này? Có những lợi ích gi khi đạt được chúng? Điều gì xảy ra nếu mục tiêu đó không được hoàn thành?

Bước 2: Lập kế hoạch mục tiêu cho bản thân

- Cách làm bảng mục tiêu? Việc lập bảng kế hoạch hành động sẽ xác định được mục tiêu rõ ràng, hãy lập bảng mục tiêu cá nhân này và để ở nơi bạn có thể thường xuyên nhìn thấy. Ngay khi hoàn thành được mục tiêu nào, hãy tích và tự đánh giá mục tiêu đó. Nhờ đó, bạn sẽ có các kinh nghiệm cũng như động lực để hoàn thành những mục tiêu còn lại và sẵn sàng để làm chủ tuổi 20 của chính mình.

- Bạn có thể lập một bản kế hoạch mục tiêu cá nhân để dễ dàng theo dõi và thực hiện theo tránh bỏ sót trong quá trình thực hiện.

Bước 3: Xác lập thời gian hoàn thành mục tiêu

- Đây là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong đặt ra mục tiêu cho bản thân. Hãy đặt ra thời hạn và thực hiện đúng hoặc trước thời hạn đã đặt ra. Thời hạn cũng chính là động lực thúc đẩy bạn hoàn thành các mục tiêu của chính bản thân mình.

- Khi đưa ra một kế hoạch và thời gian cụ thể thì bạn sẽ dễ dàng sắp xếp cũng như phân bổ thời gian để hoàn thành mọi việc một cách hoàn hảo nhất.

Bước 4: Xác định những trở ngại mà bạn cần phải vượt qua

- Hiếm ai có thể đạt được mục tiêu mà không phải vượt qua những khó khăn, trở ngại nào. Nếu bạn có sự chuẩn bị cho những trở ngại và các phương án dự phòng, bạn sẽ dễ dàng vượt qua được những trở ngại hơn.

- Việc tự nhận định được nhưng thách thức sẽ giúp bạn lường trước và có tâm thế chuẩn bị sẵn sàng đối đầu để vượt qua chúng một cách dễ dàng.

Bước 5: Xác định các thông tin, kiến thức và kỹ năng cần có để đạt được mục tiêu

- Cách lên mục tiêu cho bản thân, với mỗi mục tiêu, bạn cần chuẩn bị những kỹ năng, kiến thức để thực hiện được chúng. Nếu bạn chưa có những kỹ năng, kiến thức đó, cách đặt ra mục tiêu cho bản thân là hãy đưa việc rèn luyện hoặc đi học vào danh sách những công việc cần làm để thực hiện được mục tiêu lớn nhất. Điều này khiến bạn chủ động trong việc tiếp nhận các thông tin cũng như hoàn thành mục tiêu trước thời hạn.

- Qua điều này bạn sẽ có được sự chuẩn bị nhất định từ đó tự tin và chinh phục được mọi mục tiêu mà mình đã đặt ra với khoảng thời gian cụ thể. Bên cạnh đó thì việc xây dựng hình ảnh cá nhân cũng hết sức quan trọng giúp cho bản thân bạn dễ dàng phát triển hơn.

Bước 6: Xác định được phần quan trọng của mục tiêu

- Chính là việc bạn xác đinh những mục tiêu nào quan trọng nhất, cụ thể như

- Trình tự: Bạn các định những điều gì cần phải làm trước, sức ảnh hưởng của điều bạn cho là quan trọng đến với mục tiêu cuối cùng

- Ưu tiên: Điều nào quan trọng và ít quan trọng, xác định mục đích

Bạn nên nhớ rằng 80% kết quả công việc đến từ 20% nỗ lực mà bạn bỏ ra mỗi ngày. Do vậy việc có kỹ năng xác định mục tiêu là rất quan trọng

Bước 7: Tập cho mình thói quen tự giác

- Sau khi tạo mục tiêu cho bản thân, bạn cần tập trung toàn tâm toàn lực vào để thực hiện mục tiêu đó. 

- Có ý thức tự giác trong việc thực hiện mục tiêu ban đầu mà mình đề ra. 

- Đồng thời cũng tạo nên những thói quen cho bạn luôn hoàn thành nhiệm vụ, tránh trường hợp đang làm chán bỏ giở giữa chừng

Bước 8: Đánh giá lại các mục tiêu

 Cùng với việc tận hưởng những thành quả mà bạn đã đạt được, bạn cũng nên đánh giá lại mức độ hoàn thành cũng như xem xét liệu mục tiêu đặt ra có đúng như mình mong muốn hay chưa.

- Nếu mục tiêu này đạt được một cách quá dễ dàng, thì hãy tăng độ khó của mục tiêu tiếp theo.

- Còn nếu bạn đạt mục tiêu một cách gian khổ, hãy xem lại quá trình làm việc của mình và đề ra những mục tiêu khác nhẹ nhàng hơn.

- Nếu thấy một số mục tiêu không còn phù hợp nữa, hãy cân nhắc thay thế chúng bằng các mục tiêu mới khác.

Tổng kết

Kỹ năng xây dựng mục tiêu là cực kỳ cần thiết đối với bất cứ cá nhân nào, đặc biệt là nhân viên văn phòng. Một nhân viên có kỹ năng xây dựng mục tiêu sẽ có hiệu suất công việc cũng như sự tư duy tốt hơn. Để làm tốt được cách thực hiện mục tiêu thì bạn cần phải biết vận dụng nhiều các kỹ năng mềm vào trong quá trình học tập và làm việc, qua bài viết này bạn đã nắm được những cách đặt mục tiêu cho bản thân nhanh chóng, ngoài ra hãy tham khảo ngay những khóa học phát triển bản thân trên SAM bạn nhé.

Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO