Quản lý và kỹ năng giải quyết xung đột dành cho nhân viên “yêu hòa bình”

Xung đột là điều không thể tránh khỏi khi bạn đi làm. Mặc dù ai cũng muốn giảm thiểu mâu thuẫn nhưng không phải ai cũng có kỹ năng giải quyết xung đột khéo léo. Việc xử lý xung đột theo hướng có lợi cho công việc là điều không phải ai cũng biết.

1. Kỹ năng giải quyết xung đột là gì?

1.1 Khái niệm xung đột là gì?

Xung đột là hiện tượng xảy ra khi có sự mâu thuẫn về lợi ích, nhu cầu hay giá trị giữa các cá nhân, nhóm hoặc tổ chức. Trong đó, một bên nhận thấy quyền lợi của mình bị ảnh hưởng xấu bởi những bên còn lại. Từ đó dẫn đến những suy nghĩ, hành động gây mâu thuẫn giữa các bên với nhau.

1.2 Phân loại xung đột

Phân loại theo đối tượng: xung đột nhóm; xung đột cá nhân; xung đột trong nội tại cá nhân

Phân loại theo tính chất: xung đột có lợi; xung đột có hại

1.3 Kỹ năng giải quyết xung đột là gì?

Kỹ năng giải quyết xung đột là hành động vận dụng kiến thức, hiểu biết của mình để làm giảm hoặc loại bỏ các mâu thuẫn đang tồn tại. 

2. Vai trò của kỹ năng giải quyết xung đột trong tổ chức

Như nói bên trên, mâu thuẫn có thể có tác động xấu hoặc tốt tuỳ thuộc vào kỹ năng giải quyết của mỗi người. 

Nếu kỹ năng giải quyết xung đột kém sẽ dẫn đến làm giảm hiệu quả teamwork; gây chia rẽ nội bộ sâu sắc hơn. Thậm chí là thù hằn, ghét bỏ nhau dẫn đến các cá nhân rời xa mục tiêu của tổ chức.

Nếu khả năng giải quyết xung đột tốt, bạn sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ nó như: gắn kết mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm; cải thiện chất lượng ra quyết định; khuyến khích sáng tạo và đổi mới; thúc đẩy trao đổi thông tin; tạo ra môi trường đánh giá công bằng lành mạnh…

3. Cách hình thành và nâng cao kỹ năng giải quyết xung đột

Hầu hết các mâu thuẫn có thể được kiểm soát bằng nhiều phương thức khác nhau. Đối với những xung đột lớn cần nhiều thời gian để giải quyết hơn. Vấn đề nào cũng cần thời gian để tìm hiểu ra vấn đề. Kỹ năng giải quyết xung đột rất cần thiết với người lãnh đạo. Để hình thành và nâng cao kỹ năng giải quyết xung đột trong tổ chức, bạn nên làm theo những gợi ý sau đây:

3.1 Xác định được cốt lõi vấn đề gây ra xung đột

Bạn nên đặt câu hỏi cho tất cả các bên liên quan để xem họ đang gặp vấn đề gì. Từ đó xác định xem những vấn đề riêng lẻ ấy “va” nhau ở điểm nào. Đó chính là nút thắt của xung đột cần phải tháo gỡ. Đây là bước quan trọng để tìm ra cách giải quyết về sau.

3.2 Quan trọng là lắng nghe và thấu hiểu

Trong một cuộc xung đột, nếu chỉ có một người nói và chỉ định tất cả thì chắc chắn vấn đề sẽ không bao giờ được giải quyết thoả đáng. Hãy lần lượt lắng nghe chi tiết từng mắt xích của câu chuyện. Vừa nghe, bạn vừa phải phân tích và hiểu được nó. Tất cả các bên liên quan đều phải được nói ra vấn đề của mình, phải được lắng nghe và thấu hiểu. 

3.3 Công bằng là mấu chốt cân bằng lại “cán cân lợi ích”

Chìa khoá giải quyết xung đột chính là đảm bảo sự công bằng. Vốn dĩ xung đột xảy ra do sự thiếu công bằng về một vấn đề lợi ích nào đó. Khi tranh cãi ai cũng muốn mình là người đúng. Nếu để cái tôi quá lớn sẽ chỉ làm xung đột thêm căng thẳng. Vậy nên cách duy nhất để giải quyết nó chính là đảm bảo quyền lợi các bên là như nhau. Không bênh vực và thiên vị ai với cùng một điều kiện hoàn cảnh như nhau. 

3.4 Động viên, khích lệ mọi người

Kỹ năng giải quyết xung đột đòi hỏi người đứng đầu phải biết tạo động lực cho mọi người. Động viên, khích lệ đúng lúc cũng sẽ giúp mọi người có được trạng thái tích cực, giảm thiểu mâu thuẫn xung đột.

3.5 Luôn nhìn nhận và giải quyết xung đột như một cơ hội tích cực

Xung đột không phải lúc nào cũng không tốt. Đôi khi nó là phép thử cho tinh thần đồng đội cũng như khả năng quản lý của nhà lãnh đạo. Việc cạnh tranh cũng là động lực để các cá nhân phát triển hơn, tạo ra những sản phẩm sáng tạo hơn

4. Các hướng giải quyết xung đột 

4.1 Giải quyết theo kiểu thoả hiệp, hoà giải

Hướng giải quyết này áp dụng với các xung đột khá nghiêm trọng, chưa thể giải quyết trong thời gian dài. Thoả hiệp nghĩa là thuyết phục mỗi bên “nhường” một chút để vì mục đích chung của tập thể. Cách giải quyết này nhằm hướng đến đảm bảo lợi ích cho các bên và cả công ty. Ưu tiên hàng đầu là hoà bình và sự tôn trọng lẫn nhau.

4.2 Giải quyết theo hướng cạnh tranh

Cách giải quyết kiểu cạnh tranh phụ thuộc vào sự tự tin của cá nhân. Nếu bạn tự tin vào khả năng của mình và chắc chắn đi đến cùng vấn đề, bạn sẽ buộc họ phải theo bạn. Phương pháp phù hợp với người có năng lực thực sự, giúp giải quyết xung đột nhanh chóng, dứt khoát.

4.3 Giải quyết theo cách né tránh

Nếu xung đột không quá trầm trọng và nếu tiếp tục thì hậu quả sẽ là nhiều hơn lợi ích. Khi ấy hãy giải quyết theo kiểu né tránh. Nghĩa là bạn sẽ cần ý kiến của một bên thứ ba – yêu cầu là đáng tin cậy, thấu đáo và nhạy bén. Ý kiến của họ sẽ là cách giải quyết khách quan, không bị chi phối bởi các bên liên quan đến xung đột. 

4.4 Giải quyết theo hướng hợp tác

Đây là kỹ năng giải quyết xung đột “thiện chí” và khả quan nhất. Việc cởi mở hơn, thẳng thắn thừa nhận khuyết điểm cũng như công nhận điểm mạnh của nhau sẽ giúp mọi người hoàn thiện hơn. Thay vì tiếp tục đấu đá, việc hợp tác chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả công việc tốt hơn rất nhiều. 

5. Các kỹ năng và phẩm chất liên quan đến kỹ năng giải quyết xung đột

  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng đàm phán
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Kỹ năng phân tích vấn đề
  • Là người bình tĩnh, công tâm
  • Là người nhạy bén, dứt khoát trong việc ra quyết định

Môi trường công sở chắc chắn sẽ không thể lúc nào cũng “yên ả”. Vì thế kỹ năng giải quyết xung đột sẽ là điều cần thiết với bất kỳ ai. Với những chia sẻ trên của SAM , hy vọng bạn sẽ tìm ra cách giải quyết mâu thuẫn hợp tình hợp lý nhất!

Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM

 

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO