Quản đốc sản xuất là gì? Vai trò và kỹ năng cần trang bị cho quản đốc sản xuất

Trong một thị trường cạnh tranh ngày nay, việc hiệu quả hóa quy trình sản xuất là chìa khóa để đạt được sự linh hoạt và tăng trưởng trong doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về khái niệm quản đốc sản xuất là gì? Vai trò của nó trong môi trường kinh doanh ngày nay, cũng như những thách thức và cơ hội mà nó mang lại.

Quản đốc sản xuất là gì?

Quản đốc sản xuất (Production Management) là một lĩnh vực chuyên sâu trong quản trị kinh doanh, tập trung vào việc lập kế hoạch, tổ chức và điều hành quy trình sản xuất để đảm bảo sự hiệu quả và linh hoạt.

  • Quản đốc sản xuất bao gồm việc quản lý nguồn lực, nhân lực, vật lực và tài chính trong quá trình sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.
  • Nhiệm vụ chính của quản đốc sản xuất là tối ưu hóa quy trình sản xuất để đạt được chất lượng sản phẩm cao nhất, đồng thời giảm thiểu lãng phí và tối đa hóa năng suất.
  • Liên quan chặt chẽ đến nhiều khía cạnh khác nhau trong doanh nghiệp, từ thiết kế sản phẩm đến quản lý chuỗi cung ứng, từ kế hoạch sản xuất đến quản lý chất lượng.

Vai trò của quản đốc sản xuất

Vai trò của quản đốc sản xuất rất quan trọng trong việc tối ưu hiệu quả sản xuất và xây dựng sự hoạt động của một tổ chức. Họ đảm nhận các nhiệm vụ chính sau:

Nhận yêu cầu và chỉ tiêu từ cấp trên

Quản đốc sản xuất tiếp nhận yêu cầu và chỉ tiêu từ cấp trên như Giám đốc sản xuất hoặc Giám đốc quản lý sản xuất (CPO). Sau đó, họ chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc triển khai. Phân công công việc phù hợp cho từng bộ phận và cá nhân trong tổ chức.

Chỉ đạo và đôn đốc nhân viên

Quản đốc sản xuất tham gia vào quá trình chỉ đạo, hướng dẫn và đôn đốc nhân viên. Để đảm bảo rằng công việc được triển khai theo đúng kế hoạch và tiến độ. Họ đảm bảo rằng tiêu chuẩn chất lượng sản xuất và an toàn lao động được duy trì đúng cách.

Chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất

Quản đốc sản xuất chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả sản xuất của bộ phận mình phụ trách. Họ điều hành các hoạt động sản xuất tại nhà máy, đảm bảo rằng kế hoạch được thực hiện đúng tiến độ và đạt được các chỉ tiêu đã được giao.

Theo dõi và kiểm tra quy trình sản xuất

Quản đốc sản xuất thường xuyên theo dõi, đo lường và kiểm tra từng khâu trong quy trình sản xuất. Điều này giúp họ phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố và vấn đề phát sinh không mong muốn. Như sự cố máy móc, vấn đề về nguồn nhân lực hoặc tai nạn lao động. Họ đảm bảo rằng mọi vấn đề được giải quyết một cách nhanh chóng để tránh ảnh hưởng đến tiến độ của kế hoạch sản xuất.

Quyền hạn của quản đốc sản xuất

Quyền quản lý nhân sự

Quản đốc sản xuất có quyền đề xuất, bổ nhiệm hoặc sa thải nhân viên dưới quyền trong bộ phận mà họ quản lý. Họ đưa ra quyết định liên quan đến việc hình thành và duy trì đội ngũ nhân sự. Đảm bảo rằng đội ngũ này đủ mạnh mẽ và có kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc.

Quyền giám sát và đánh giá nhân viên

Quản đốc sản xuất có toàn quyền theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên trong bộ phận của mình. Họ đưa ra đánh giá về năng lực và hiệu quả của nhân viên. Đồng thời thực hiện các biện pháp cần thiết để cải thiện hiệu suất làm việc khi cần.

Quyết định về nhiệm vụ và chức vụ

Quản đốc sản xuất có quyền phê duyệt hoặc từ chối các đề xuất liên quan đến việc tăng hoặc giảm chức vụ của các nhân viên trong bộ phận mà họ quản lý. Họ xem xét các đề xuất này dựa trên nhu cầu công việc và hiệu suất làm việc của nhân viên. Để đảm bảo rằng mỗi người được giao nhiệm vụ phù hợp với kỹ năng và nhiệm vụ của họ.

Quyết định về tài nguyên và thiết bị

Quản đốc sản xuất có toàn quyền quyết định về việc điều phối, tổ chức. Thay đổi các máy móc, thiết bị cần thiết để tối ưu hóa quá trình sản xuất. Họ đưa ra quyết định chiến lược về việc đầu tư vào các tài nguyên và công nghệ mới. Nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Những quyền hạn này giúp quản đốc sản xuất duy trì và cải thiện hiệu suất sản xuất, đồng thời. Đảm bảo rằng đội ngũ nhân sự được quản lý một cách hiệu quả và linh hoạt để đối phó với các thách thức trong môi trường làm việc.

Yêu cầu cần có của một quản đốc sản xuất

Yêu cầu cần có của một quản đốc sản xuất bao gồm những kỹ năng và phẩm chất quan trọng sau:

  • Biết cách giao việc và truyền động lực cho nhân viên. Họ phải tạo điều kiện làm việc hiệu quả và khuyến khích tinh thần đội nhóm. Đồng thời giải quyết xung đột và xây dựng một môi trường làm việc đoàn kết và tích cực.
  • Có khả năng tổ chức công việc một cách logic và hiệu quả. Họ phải lập kế hoạch, sắp xếp công việc theo độ ưu tiên, phân chia nhiệm vụ và đánh giá tiến độ. Thực hiện các điều chỉnh khi cần thiết để đảm bảo rằng mọi thứ diễn ra suôn sẻ.
  • Có khả năng giải quyết vấn đề linh hoạt và hiệu quả. Họ cần phân tích tình huống, tìm ra nguyên nhân của vấn đề, đưa ra các giải pháp khả thi. Và đánh giá hiệu quả của các giải pháp để chọn ra lựa chọn tốt nhất.
  • Giao tiếp tốt với cấp dưới, đồng nghiệp, và cấp trên. Họ phải truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, phân công nhiệm vụ một cách chính xác. Và tạo ra sự hiểu biết và đồng thuận trong nhóm làm việc.
  • Đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến nhiệm vụ của mình. Họ cần phải đánh giá thông tin, xác định các lựa chọn, và đưa ra quyết định chắc chắn và đúng đắn để đảm bảo rằng quá trình sản xuất diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.

Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM

 

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO