Kỹ năng thuyết trình là gì? Những kỹ năng thuyết trình cần có ở một người thuyết trình

Giao tiếp là một hoạt động cơ bản của con người, được sử dụng liên tục hàng ngày. Và kỹ năng thuyết trình là một khía cạnh thể hiện khả năng giao tiếp hiệu quả, là một yếu tố góp phần quan trọng trong thành công của chúng ta. Các bạn hãy cùng SAM tìm hiểu về những điều cơ bản liên quan đến kỹ năng thuyết trình thông qua bài viết này nhé.

Kỹ năng thuyết trình là gì?

Đây là khái niệm dùng để chỉ khả năng truyền đạt thông tin thông qua lời nói với những lập luận nhằm thuyết phục người nghe theo nội dung mà mình truyền tải.

Kỹ năng thuyết trình sẽ giúp cho việc trao đổi, tương tác với người khác đạt hiệu quả tốt hơn. Bởi vậy, đó chính là một kỹ năng quan trọng và cần phải có, đặc biệt là trong học tập.

Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình

Thuyết trình là một kỹ năng vô cùng cần thiết trong cuộc sống của con người nên sẽ có những tầm quan trọng và lợi ích nhất định như sau:

Rèn luyện sự tự tin khi đứng trước nhiều người

Chúng ta có thể chắc chắn một điều rằng người có kỹ năng thuyết trình tốt sẽ là người có phong thái tự tin. Bởi chỉ khi bạn dám thể hiện bản thân, trình bày những quan điểm, lý lẽ trước đám đông thì kỹ năng đó mới đạt hiệu quả tốt nhất.

Một khả năng thuyết trình tốt sẽ là một lợi thế to lớn bởi không phải ai cũng dám thể hiện điều đó. Do vậy, các bạn học sinh cần trau dồi kiến thức và nâng cao kỹ năng thuyết trình để việc học tập đạt được chất lượng cao.

Khi mà đã dám thể hiện bản thân mình bằng việc thuyết trình, các em không chỉ rèn luyện được sự tự tin mà còn cả sự phản xạ nhanh với những tình huống bất ngờ. Những câu hỏi được đặt ra hay đôi khi có cả sự cố bất ngờ sẽ không thể khiến bạn lo sợ được.

Thể hiện được năng lực của bản thân

Để chuẩn bị cho một bài thuyết trình đạt hiệu quả, chắc chắn chúng ta phải tìm hiểu kỹ các nội dung liên quan đến chủ đề mà mình muốn trình bày. Một nội dung tốt cùng phong thái tự tin chắc chắn sẽ khiến người nghe nhận thấy được sự hiểu biết cũng như trình độ của bạn trong lĩnh vực đó. Kết hợp được hai yếu tố này, sẽ giúp các em học sinh phát triển tốt các kỹ năng cùng chất lượng học tập.

Một kỹ năng thuyết trình tốt sẽ giúp bạn học được cách phân chia công việc hiệu quả

Bố cục của một bài thuyết trình sẽ thể hiện được sự sắp xếp, tổ chức và lên ý tưởng của bạn. Nếu những yếu tố được được làm một cách rõ ràng và logic kết quả đem lại chắc chắn sẽ tốt và ngược lại.
Phân chia thời gian hợp lý, sắp xếp các nội dung một cách phù hợp, học sinh sẽ tận dụng được tối đa thời gian cho việc học để đạt hiệu quả nhất.

Tạo được ấn tượng tốt với mọi người

Một quá trình nỗ lực, cố gắng của bạn không phải ai cũng nhìn thấy và thậm chí mất nhiều thời gian để người khác có thể nhận thấy. Nhưng chỉ với kết quả là một bài thuyết trình hoàn hảo trong thời gian ngắn, ấn tượng của mọi người về bạn sẽ tăng lên rất nhiều lần.

Đó chính là lúc bạn đã khẳng định được giá trị của mình, mở ra được cơ hội để phát triển và nâng cao hơn nữa khả năng của bản thân. Khi học sinh thể hiện được một bài thuyết trình tốt trước cả lớp thì các em đã thành công trong việc nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ thầy cô và các bạn.

Mở ra cơ hội thành công trong tương lai

Được rèn luyện và trau dồi các kiến thức cùng các kỹ năng thuyết trình ngay từ khi còn là học sinh, sinh viên sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong tương lai. Bởi khi bước chân ra khỏi cánh cổng trường, bạn sẽ phải học cách tự lập với cuộc sống bên ngoài, với những lo toan về công việc.

Tham gia các cuộc phỏng vấn của nhà tuyển dụng sẽ là một điều không thể thiếu trên con đường tìm kiếm một công việc phù hợp với khả năng của bản thân. Một kỹ năng thuyết trình, giao tiếp tốt cùng sự trình bày logic các yêu cầu khi phỏng vấn sẽ giúp bạn ghi điểm và tiến gần hơn đến công việc đó.

Những kỹ năng thuyết trình cần có

Thần thái tự tin

Như đã nói ở trên, phong thái tự tin là một yếu tố không thể thiếu trong thuyết trình. Chỉ khi bạn tự tin vào chính những điều mà bản thân nói, trình bày thì người nghe cũng mới tin tưởng vào những lý lẽ đó. Bởi vậy, hãy chủ động tiếp xúc với mọi người, tham gia các hoạt động cộng đồng, tập thể để rèn luyện khả năng tự tin.

Bắt đầu bài thuyết trình thật ấn tượng

Khi bạn làm bất cứ việc gì mà muốn gây ấn tượng với mọi người thì chắc chắn cần phải có một mở đầu thu hút được người khác. Bởi đa số khi bắt đầu một bài trình bày, mọi người sẽ chưa thực sự để tâm nhiều vào lời nói của bạn. Vậy nên, một phần mở đầu ấn tượng sẽ kéo người xem dõi theo bài thuyết trình.

Một trò chơi thú vị hay câu hỏi có quà tặng sẽ khiến các thành viên trong lớp học chú ý đến bài trình bày của các bạn hơn.

Các nội dung được sắp xếp logic, khoa học

Một phần mở đầu hoàn hảo sẽ khiến người nghe chú ý đến bài nói nhưng là chưa đủ để khiến họ lắng nghe hết phần trình bày của bạn.

Do đó, các nội dung ở bài thuyết trình cần được sắp xếp theo các ý chính có sự liên hệ chặt chẽ với nhau. Các dẫn chứng hay số liệu cụ thể sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn những lập luận mà mình đưa ra.

Thông thường trong một bài trình bày sẽ có sự hợp tác của nhiều thành viên nên đòi hỏi sự linh hoạt, ăn ý trong công việc. Mà trước hết là bởi sự phân chia, sắp xếp các nội dung cho từng người phù hợp.

Kết hợp giọng nói và ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình

Có nhiều bạn khi thuyết trình chỉ chú tâm quá vào nội dung mà quên mất sự tương tác với khán giả bằng ánh mắt, ngôn ngữ cơ thể. Đó sẽ là một thiếu sót và khiến cho bài nói của bạn không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Chẳng có khán giá nào lại muốn lắng nghe một người chỉ biết nói, đứng đơ một chỗ trên sân khấu cả. Vậy nên, hãy cười tươi, hướng ánh mắt đến mọi người và sử dụng những động tác cử chỉ linh hoạt phù hợp với bài thuyết trình.

Ngay từ trường lớp, các em học sinh nên rèn luyện khả năng này để chất lượng học tập được cải thiện rõ rệt. Không chỉ nâng cao được kỹ năng cho bản thân mà còn khiến thầy cô và bạn bè phải công nhận điều đó.

Một giọng nói hay, có sự nhấn nhá trong lời nói kết hợp với sự linh hoạt của ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp bạn duy trì sự chú ý của mọi người.

Tương tác, giao lưu với khán giả trong khi thuyết trình

Hãy đặt một vài câu hỏi để tạo sự trao đổi giữa bạn và người nghe. Điều này sẽ giúp không khí của buổi thuyết trình trở nên sôi nổi, tích cực hơn. Sau đó, hãy gọi một vài người nên lên ý kiến của họ và bạn sẽ là người tổng hợp các ý kiến đó và chốt lại vấn đề đang muốn nói tới.

Sự giao lưu, tương tác đó sẽ giúp cho tất cả mọi người trở nên gần gũi với nhau hơn. Bởi bạn trình bày không phải chỉ để cho chính mình mà còn phải hướng đến các thành viên trong buổi thuyết trình đó. Điều đó sẽ giúp cho các học sinh tăng sự cởi mở, thân thiện và đem lại hứng thú nhiều hơn đối với việc học.

Một kết thúc ấn tượng để hoàn thành một bài thuyết trình hoàn hảo

Mở đầu gây ấn tượng thì kết thúc cũng cần như vậy thì bài thuyết trình của bạn mới thực sự trọn vẹn.
Một cách chuyên nghiệp để kết thúc bài thuyết trình của bạn chính là hãy tóm tắt và nhấn mạnh những thông tin quan trọng. Việc đó khiến cho học sinh tổng hợp được kiến thức và ghi nhớ lâu hơn.

Những lưu ý để buổi thuyết trình diễn ra thuận lợi nhất

Không nên chỉ đọc lại những nội dung đã có trên slide

Slide là công cụ quan trọng hỗ trợ phần trình bày của bạn diễn ra một cách suôn sẻ hơn. Nhưng đừng nhầm lẫn với việc đó sẽ là nơi thể hiện toàn bộ những gì mà bạn đã tìm hiểu và ghi chép lại được.

Việc trình bày những nội dung ở trên slide chỉ nên là những ý cơ bản, các từ khóa chính hay những hình ảnh để người nghe dễ hình dung. Và đối với một người có kỹ năng thuyết trình tốt sẽ hạn chế việc chỉ nhìn vào slide và đọc lại toàn bộ những nội dung đã được hiển thị. Thay vào đó nói về những thông tin mới mẻ, thú vị hơn ở bên ngoài để gây chú ý.

Tác phong, tư thế nghiêm chỉnh với trang phục phù hợp

Vẻ ngoài của bạn chính là một hình thức giao tiếp vô cùng quan trọng, sẽ khiến người khác có những sự đánh giá, suy nghĩ nhất định về bạn. Bởi vậy, việc chọn cho bản thân một bộ trang phục phù hợp với hoàn cảnh cùng nội dung thuyết trình là rất cần thiết. Mọi người sẽ không chỉ chú ý đến bài trình bày mà còn ấn tượng với bản thân bạn.

Sự kết hợp hoàn hảo giữa trang phục cùng tư thế làm việc nghiêm chỉnh sẽ khiến khán giả thấy được sự chuyên nghiệp của bạn.Tác phong nghiêm túc như vậy sẽ khiến cho chúng ta tự tin hơn trong việc thể hiện quan điểm của chính mình.

Nói đúng trọng tâm của vấn đề

Điều quan trọng trong một bài thuyết trình không nằm ở vấn đề thời gian mà nằm ở chỗ chúng ta đã trình bày được đúng trọng tâm của vấn đề hay chưa. Đôi lúc khi trình bày suy nghĩ của bản thân sẽ khiến bạn diễn đạt lan man gây mất thời gian cũng như khiến người nghe khó hiểu, mất tập trung.

Do đó, trước khi bước vào bài thuyết trình cần phải xác định rõ mục tiêu và các nội dung chính cần diễn đạt đến cho mọi người. Đảm bảo được điều đó thì kỹ năng thuyết trình của bạn sẽ tốt lên rất nhiều.

Luyện tập trước khi trình bày

Một thần thái tự tin sẽ giúp cho kỹ năng thuyết trình của bạn trở nên hoàn hảo hơn. Nhưng sự tự tin không phải ai sinh ra cũng có mà cần có sự luyện tập. Hãy thử tập dượt bài trình bày trước bạn bè hay trước các thành viên làm việc nhóm cùng mình.

Để cho mọi người lắng nghe cũng như có những nhận xét chân thành nhất về khả năng thuyết trình của bạn. Điều đó sẽ tạo môi trường rèn luyện thuận lợi giúp cho bài thuyết trình được thể hiện mạch lạc, logic hơn. Mỗi một ý kiến được đưa ra sẽ là một kinh nghiệm để bạn ngày càng hoàn thiện được kỹ năng thuyết trình.

Chú ý đến phản ứng của người nghe

Bản chất của thuyết trình thực chất chính là sự tương tác, trao đổi thông tin hai chiều. Do vậy, một lưu ý khi thuyết trình đó cần phải để ý đến phản ứng của mọi người.

Dùng ánh mắt để tương tác với người khác, nhưng không phải theo kiểu nhìn chằm chằm vào một người cố định nào đó. Mà hãy đưa ánh mắt nhìn khái quát tất cả mọi người để nhìn nhận bao quát cảm xúc cùng bầu không khí của buổi thuyết trình. Đây là điều sẽ thể hiện được sự tinh tế trong kỹ năng thuyết trình của bạn.

Tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể để điều chỉnh tốc độ nhanh chậm, nhịp điệu lên xuống của giọng nói. Hay việc thêm bớt các nội dung, thông tin để thu hút sự quan tâm của người khác nhiều nhất.

Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO