Kỹ năng quan trọng bạn cần phải trang bị

Kỹ năng là gì? Chúng đóng góp vai trò như thế nào trong cuộc sống cũng như công việc hàng ngày? Đò là những câu hỏi thắc mắc khi chúng ta nghe nói về kỹ năng. Những người nắm vững những kỹ năng thường sẽ thành công trong công việc và cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kĩ năng và bật mí 3 kỹ năng sẽ giúp bạn thành công trong công việc và học tập. Cùng theo dõi bài viết này ngay nhé!

1. Kỹ năng là gì?

Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức, sự hiểu biết của bản thân để thực hiện hoặc giải quyết vấn đề, có thể là việc nghề nghiệp mang tính kỹ thuật, chuyên môn hoặc việc liên quan đến cảm xúc.v.v… 

Cho đến nay, vẫn chưa có khái niệm cụ thể kỹ năng là gì. Tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người sẽ có những định nghĩa khác nhau.

Theo L. Đ.Lêvitôv nhà tâm lý học Liên Xô cho rằng: “Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định”

2. Những kỹ năng quan trọng cần có trong cuộc sống

Sau khi các bạn đã tìm hiểu về khái niệm của kỹ năng là gì, chúng ta cần phải hiểu rõ hơn về kỹ năng không chỉ nằm ở khái niệm. Kỹ năng đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Dưới đây là những loại kỹ năng bạn cần phải có đó là:Kỹ năng cứng, kỹ năng mềm và kỹ năng sống. 

2.1 Kỹ năng cứng

Kỹ năng cứng là gì? Là các kiến thức về mặt chuyên môn và kỹ thuật. Kỹ năng cứng là quá trình rèn luyện, học tập và tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Kỹ năng cứng được rèn luyện thông qua quá trình học tập và làm việc tại các cơ sở giáo dục hoặc nơi làm việc.

Hiểu một cách đơn giản, kỹ năng cứng dùng để chỉ trình độ, kiến thức chuyên môn, chứng chỉ… Kỹ năng này đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm việc sau này của mỗi người.

Một số kỹ năng cứng quan trọng:

  • Kỹ năng tin học văn phòng: Soạn thảo, đánh máy, tính toán excel,…
  • Kỹ năng ngoại ngữ: Thông thạo các ngôn ngữ khác như Tiếng Anh, Hàn, Nhật,… hiện nay đang rất phổ biến.
  • Kỹ năng vận hành các thiết bị: Điều khiển các máy móc, các thiết bị hay sửa chữa máy tính,…

2.2 Kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm là gì? Kỹ năng mềm có liên quan tới việc sử dụng ngôn ngữ, thái độ và cách ứng xử giữa con người với con người. 

Khái niệm kỹ năng mềm chưa rõ với nhiều người. Theo nghiên cúu của một nhà thạc sĩ kinh doanh (MBA) trên trang bemycareercoach.com đã tiến hành nghiên cứu phân tích và đưa ra khái niệm về kỹ năng mềm như sau:

Soft Skills – People Skill ( Tạm dich: Kỹ năng mềm – Kỹ năng tương tác với mọi người): là những kỹ năng giúp bản thân có thể tương tác với mọi người trong xã hội.

Những kỹ năng sau đây: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý, kỹ năng làm việc nhóm. Đó là những kỹ năng mềm giúp tương tác và giao tiếp tốt với người khác.

Soft Skill – Self management skills ( Kỹ năng mềm – Kỹ năng kiểm soát bản thân): là những kỹ năng hỗ trợ chúng ta kiểm soắt được cảm xúc và hành vi cá nhân. Đó là những kỹ năng: Kiên nhẫn, tự tin, quản lý căng thẳng, kiểm soát tức giận.

Không giống như kỹ năng cứng phụ thuộc vào chuyên môn thì kỹ năng mềm lại tập trung vào tính cách, cảm xúc. Đối với những người tuyển lao động thì luôn coi trọng kỹ năng mềm bởi nó là một yếu tố đánh giá hiệu quả.

2.3 Kỹ năng sống

Kỹ năng sống là những hành vi mang tính tích cực và khả năng thích nghi của con người có thể giải quyết hoặc ứng phó với những tình huống cuộc sống. Kỹ năng sống thể hiện thông qua những trải nghiệm thực tế, cách xử lý vấn đề trong đời sống. Trong một số trường hợp nguy hiểm, nhờ vào kỹ năng này mà có thể thoát hiểm. 

Những ví dụ điển hình về kỹ năng sống:

  • Kỹ năng thoát hiểm: Biết cách tự thoát khỏi động đất, hỏa hoạn, lũ lụt, xâm hại, tai nạn,…
  • Kỹ năng sử dụng những vật dụng, đặc biệt là vận dụng vào những tình huống nguy hiểm: Dao, búa, kéo, điện,… 
  • Kỹ năng đối phó và ứng biến: Biết cách từ chối, né tránh trong những tình huống cảm nhận được sự nguy hiểm.

 3. Cách xác định kỹ năng của bản thân

Để xác định được kỹ năng mà bản thân có, bạn hãy đặt ra cho mình những câu hỏi: Thế mạnh của bạn là gì?, Trình độ chuyên môn bạn như thế nào?,… Sau khi xác định được khả năng và trình độ chuyên môn của mình bạn hãy tiếp tục cố gắng rèn luyện và trau dồi những kiến thức mà mình có để kỹ năng của mình hoàn thiện hơn. Để hiểu rõ hơn những phương pháp rèn luyện kỹ năng, hãy tiếp tục theo dõi phần tiếp theo nhé!

4. Phương pháp rèn luyện kỹ năng bản thân

Để có thể thành thạo các kỹ năng, và có thể ứng dụng những kỹ năng để xử lý các vấn đề trong cuộc sống, bạn luôn luôn cần rèn luyện các kỹ năng của mình hằng ngày. Dưới đây sẽ là những cách rèn luyện kỹ năng bạn có thể tham khảo: 

4.1 Quản lý tài chính

Nếu khả năng quản lý tài chính kém, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc chi tiêu hay thậm chí phải vay tiền người thân xung quanh. Chính vì thế, bạn cần lập kế hoạch và ngân sách cụ thể cho những chi phí cần thiết. Ngoài ra, để đề phòng tương lai có vấn đề gì bất trắc bạn nên tiết kiệm một khoản. Đó là một trong những phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng quản lý và kỹ năng quản lý rủi ro. 

4.2 Quản lý thời gian

Mỗi ngày chỉ có 24 tiếng, chính vì thế bạn nên dành thời gian cho các hoạt động có ích. Hãy sắp xếp mức độ công việc quan trọng cần giải quyết, bạn sẽ dễ dàng chia thời gian hợp lý trong ngày để thực hiện. Điều này sẽ giúp bạn có kỹ năng giair quyết vấn đề, quản lý thời gian, kỷ luật và quản lý tốt các công việc trong cuộc sống.

4.3 Học cách nấu ăn

Tự nấu ăn là cách để kiểm soát được chế độ dinh dưỡng, cân nặng đồng thời cũng là cách rèn luyện kỹ năng tự lập. Khi khả năng nấu ăn tiến bộ, bạn có thể nấu ăn cho gia đình và cả người thân. Điều này không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn giúp mình rèn luyện các kỹ năng sống.

4.4 Tập thể dục

Tập thể dục sẽ giúp sức khỏe được cải thiện, hoạt động nhanh nhẹn, tinh thần minh mẫn và tránh các nguy cơ mắc các bệnh về sức khỏe. Bên cạnh đó, việc tập thể dục còn giúp bạn rèn luyện và học hỏi những kỹ năng hiệu quả hơn. Một tuần tối thiểu bạn nên dành thời gian tập thể dục từ 3 – 4 lần. 

4.5 Học cách tự dọn dẹp

Biết cách dọn dẹp và giữ khu vực nơi mình sinh sống ngăn nắp cũng là một kỹ năng để quản lý chất lượng cuộc sống. Đồng thời, đây cũng là cách để bạn tạo thói quen nghiêm túc, làm việc hiệu quả. 

4.6 Chủ động làm việc 

Tự giác là một yếu tố quan trọng trong quá trình học tập và rèn luyện các kỹ năng. Bạn cần tự giác làm mọi việc và chịu trách nhiệm trước các việc làm của mình. Điều này sẽ giúp bạn tự trau dồi và rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch và kỹ năng tự lập của mình.

5. Tầm quan trọng của kỹ năng

5.1 Tầm quan trọng của kỹ năng trong cuộc sống

Kỹ năng giúp mọi người có thể vận dụng những kiến thức mà mình học được để giải quyết vấn đề theo hướng tích cực nhất. Mỗi kỹ năng sẽ có những ảnh hưởng nhất định đối với cuộc sống. 

5.2 Tầm quan trọng của kỹ năng trong công việc

Kỹ năng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công việc để tăng năng suất cũng như hiệu quả làm việc, là nền tảng để phát triển và đạt thành công. Kỹ năng cứng liên quan đến chuyên môn sẽ được nhà tuyển dụng sử dụng để đánh giá giữa các ứng viên, cá nhân.

Có những vấn đề mà kỹ năng cứng không giải quyết được mà sẽ phụ thuộc vào cách xử lý tình huống, kết nối với mọi người. Bên cạnh đó, các lên kế hoạch, đặt mục tiêu cũng giúp bạn giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Chính nhờ điều này sẽ mang đến hiệu quả trong công việc, đặc biệt những công việc yêu cầu c kỹ năng đàm phán  và giao tiếp tốt. 

6. Phân biệt kỹ năng – khả năng – kiến thức 

Kỹ năng, khả năng và kiến thức là 3 điều được nhắc khá nhiều trong cuộc sống. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về 3 khái niệm này và thường xuyên nhầm lẫn với nhau. Nếu bạn còn đang phân vân về cách phân biệt chúng, hãy cùng Mua bán tìm hiểu ngay ở phần này nhé! 

6.1. Kỹ năng (Skills)

Kỹ năng là sự thông thạo và thành thục một việc nào đó thông qua quá trình đào tạo và rèn luyện. Kỹ năng là những điều cần phải học thì mới có thể biết và áp dụng vào thực tiễn, vậy nên chúng ta hoàn toàn có thể học tập, rèn luyện và phát triển bất cứ kỹ năng nào, chỉ cần bạn có đủ sự hiểu biết và lòng kiên trì, cố gắng.

 6.2. Khả năng (Abilities)

Khả năng là về điều mà một người có thể làm được, khả năng của con người là không có giới hạn và đó có thể là thứ bẩm sinh mà mỗi người đã có sẵn. Kỹ năng và khả năng là 2 khái niệm khá gần gũi, chúng bổ trợ cho nhau để có thể giúp chúng ta đạt được những mục tiêu mình mong muốn.

6.3. Kiến thức (Knowledge)

Kiến thức nghĩa là những hiểu biết và sự am hiểu của một người đối với một vấn đề nào đó. Kiến thức cũng là nền tảng nhằm tạo nên kỹ năng của một người. Buộc phải có sự thấu hiểu về một vấn đề mới có thể giúp bạn thực hiện và rèn luyện với nó.

Bài viết trên của SAM đã giải đáp cho câu hỏi kỹ năng là gì bao gồm những kỹ năng gì? Hy vọng, bài viết trên sẽ cung cấp những thông tin hữu ích dành cho bạn. Đừng quên truy cập website SAM.edu.vn để biết thêm những thông tin hữu ích nhé!

Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO