Kế hoạch kinh doanh là gì? Xây dựng kế hoạch kinh doanh sao cho hiệu quả

Kế hoạch kinh doanh rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Vậy kế hoạch kinh doanh là gì ?

Kế hoạch kinh doanh cần phải có trong bất kì hoạt động kinh doanh nào, bất kì lĩnh vực kinh doanh nào, từ quy mô nhỏ cho đến lớn.

Kế hoạch kinh doanh là gì ?

Kế hoạch kinh doanh là bản tài liệu văn bản mô tả các hoạt động, quá trình kinh doanh của công ty, doanh nghiệp ứng với một khoảng thời gian nhất định trong tương lai. Bản kế hoạch kinh doanh có thể bao gồm chiến lược bán hàng, chiến lược tiếp thị, chiến lược marketing, chiến lược tài chính…

Bên cạnh đó có thể ví kế hoạch kinh doanh như một tấm bản đồ chỉ đường cho doanh nghiệp để có thể tránh những sự cố không nên xảy ra.

Lập kế hoạch kinh doanh chính là công việc tạo ra các bản kế hoạch kinh doanh. Thông thường, người lập nên những bản kế hoạch đó là các giám đốc điều hành, giám đốc phòng Marketing hoặc chính chủ doanh nghiệp. Bản kế hoạch kinh doanh được lập ra các chi tiết thì việc thực hiện càng đơn giản và khả năng hiện thực hóa sẽ cao hơn.

Có nhiều loại kế hoạch kinh doanh khác nhau, tuy nhiên nội dung vẫn tập trung vào 1 mục tiêu duy nhất đó là đưa ra đường đi, nước bước các hoạt động trong lương lai của công ty.

Các vấn đề thường có trong bản kế hoạch kinh doanh bao gồm: Nguồn lực, tài chính cần thiết, các chiến lược bán hàng, chiến lược marketing và các phương hướng giải quyết rủi ro nếu xảy ra.

Vậy có thể hiểu đơn giản nhiệm vụ và mục tiêu của việc lập kế hoạch kinh doanh chính là giúp các chiến lược kinh doanh của công ty, doanh nghiệp đạt được hiệu quả tốt nhất.

Tại sao cần phải lập kế hoạch kinh doanh

Như đã đề cập phía trên, kế hoạch kinh doanh của công ty đóng một vai trò quan trọng trong các chiến lược kinh doanh.

Một bản kế hoạch kinh doanh đúng đắn sẽ giúp người lãnh đạo:

- Đưa ra các quyết định chính xác trong kinh doanh.

- Chiến lược bán hàng thành công

- Đường lối kinh doanh rõ ràng

Xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh

Để có thể xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh đúng đắn, bạn cần phải trải qua nhiều bước. Vậy những bước để lập kế hoạch kinh doanh là gì ?

1. Lên ý tưởng kinh doanh

Một ý tưởng kinh doanh tốt sẽ giúp xây dựng kế hoạch kinh doanh đúng đắn. Một ý tưởng kinh doanh tốt bao gồm các yếu tố: Cơ hội, Tính khả thi, Nhu cầu thị trường và Sự khác biệt. Những ý tưởng điên rồ cũng đều có khả năng thành công.

2. Mục tiêu kinh doanh

Trong mọi kế hoạch kinh doanh cần phải đề ra một mục tiêu cần đạt được. Câu hỏi được đặt ra là bạn sẽ đạt được những gì sau chiến dịch kinh doanh này? Phương thức đo lường kết quả đạt được là gì? Và mất khoảng bao lâu để đạt được mục tiêu đó ?

3. Nghiên cứu thị trường

Nắm được điểm yếu, điểm mạnh của đối thủ sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong mọi tình huống. Những yếu tố cần tìm hiểu thị trường bao gồm: Nguồn khách hàng, nhu cầu thị trường, các công ty, doanh nghiệp đã thành công và lý do họ đạt được thành công đó.

4. Nhận thức điểm mạnh và khả năng rủi ro

Cần xác định rõ khả năng của mình đến đâu trong chiến lược kinh doanh này.

5. Xây dựng mô hình tổ chức kinh doanh

Luật doanh nghiệp ban hành năm 2005, người làm kinh doanh cần chọn 1 trong các hình thức kinh doanh sau: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần và Hộ kinh doanh.

6. Xây dựng kế hoạch Marketing

Chiến lược Marketing sẽ giúp bạn mang về một lượng khách hàng và giữ chân họ sử dụng mặt hàng của bạn.

Sản phẩm của bạn dù tốt hay không nhưng nếu không ai biết tới thì đều là vô nghĩa. Chiến lược Marketing tốt sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.

Có 3 nguyên tắc bạn cần tuân thủ trước khi lên kế hoạch marketing bao gồm: Segment (phân loại khách hàng), Target (lựa chọn khách hàng mục tiêu) và Position (Định vị thương hiệu).

7. Kế hoạch quản lý nhân sự

Một cơ chế quản lý nhân sự bao gồm quản lý con người và kỹ năng làm việc của họ. Công việc cần được phân công rõ ràng đối với từng người.

Các buổi họp giao ban báo cáo kết quả và tình hình công việc là rất cần thiết. Tăng cường các kế hoạch đào tạo và phát triển nhân viên nếu cần thiết.

8. Kế hoạch tài chính

Kế hoạch tài chính cần cụ thể và rõ ràng. Nguồn tài chính sẽ được sử dụng như thế nào cho kế hoạch kinh doanh là câu hỏi cần giải quyết.

9. Thực hiện kế hoạch kinh doanh

Nghe có vẻ khó hiểu nhưng việc thực hiện kế hoạch kinh doanh cũng cần có kế hoạch. Một kế hoạch chi tiết và rõ ràng về mục đích sẽ đạt được thông qua các hoạt động kinh doanh.

Trong một chiến lược, luôn tồn tại những công việc cần ưu tiên thực hiện trước và cần xác định rõ thời hạn cho những công việc này.

Chia ra những thời gian dành cho các lỗi phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch. Hãy nhớ luôn bổ sung vào kế hoạch kinh doanh nếu cảm thấy vẫn còn thiếu sót.

Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO