Chuyên viên nhân sự là gì? 7 kỹ năng để trở thành chuyên viên nhân sự?

Đội ngũ chuyên viên nhân sự đóng vai trò quan trọng mỗi khi doanh nghiệp cần tuyển dụng nhân sự chất lượng cao. Vị trí chuyên viên nhân sự là gì? Công việc của chuyên viên hành chính nhân sự là gì?

Chuyên viên nhân sự là gì?

Chuyên viên nhân sự là những nhân viên thuộc phòng quản trị nhân sự (HR) trong các công ty. Họ chủ yếu chịu trách nhiệm về công tác tuyển dụng và mọi vấn đề bố trí nhân sự. Có thể nói, bộ phận nhân sự nói chung và chuyên viên nhân sự nói riêng là cầu nối giữa cấp trên và cấp dưới. Một chuyên viên nhân sự giỏi cần hiểu rõ luật Lao động để làm sao bảo đảm phúc lợi và thúc đẩy sự phát triển của đội ngũ công nhân viên. 

Phạm vi quản lý của chuyên viên nhân sự là gì? Lĩnh vực này phải kết hợp làm việc rộng rãi. Từ  quản lý, phân bổ nhân sự đến công tác tuyển dụng và đôi khi là thực hiện training nhân viên mới. Không có phòng, ban nhân sự thì công ty khó có thể hoạt động hiệu quả và thu lại lợi nhuận tốt.  

Công việc của chuyên viên nhân sự là gì?  

Như vậy, chuyên viên nhân sự là một trong những vị trí cốt cán làm nên thành công của công ty. Công việc thường ngày của chuyên viên nhân sự là gì? Phần lớn nhiệm vụ của họ liên quan trực tiếp tới đội ngũ nhân sự:

  • Liên tục cập nhật hồ sơ người lao động mỗi khi có thay đổi nhân sự. 
  • Quản lý và lưu trữ hồ sơ của toàn bộ CBCNV.
  • Quản lý và giám sát quá trình hoàn thiện thủ tục ký kết hợp đồng lao động theo đúng luật pháp.
  • Thông báo về lịch làm việc, các điều kiện phúc lợi, thông báo khẩn…đến toàn bộ nhân sự. 
  • Xem xét xử lý và giải quyết khiếu nại từ nhân viên. 
  • Xử lý một số giấy tờ khác liên quan đến nhân sự. 
  • Tổ chức tuyển dụng, lên kế hoạch đăng bài tuyển dụng. 
  • Sàng lọc CV của ứng cử viên, lên kế hoạch hẹn phỏng vấn. 
  • Đứng ra giới thiệu và hướng dẫn sơ lược về công việc cho nhân sự mới. 
  • Đảm bảo quy trình chấm công mỗi ngày diễn ra chính xác, trung thực. 
  • Liên kết nhận thực tập sinh tại các trường Đại học, Cao đẳng, đơn vị giáo dục. 

7 điều cần chuẩn bị để trở thành chuyên viên nhân sự là gì? 

Chuyên viên nhân sự đang là vị trí “hot” thu hút nhiều bạn trẻ đến ứng tuyển. Vì nhu cầu phát huy nguồn nhân lực của mỗi doanh nghiệp là rất cao nên luôn cần chuyên viên nhân sự giỏi để đảm bảo cạnh tranh. Đương nhiên, cũng giống với bao công việc khác, chuyên viên nhân sự cũng cần 7 kỹ năng sau đây để trở nên chuyên nghiệp. 

Kiến thức cần có của chuyên viên nhân sự là gì?

Chuyên viên nhân sự chuyên nghiệp không thể thiếu kỹ năng chuyên môn về quản trị nhân sự. Một số nội dung cơ bản cần nắm vững trong ngành nhân sự, bao gồm: hoạch định nguồn nhân sự, thiết kế bộ máy tổ chức, đặt câu hỏi phỏng vấn thông minh, lập quy trình training hiệu quả nhất…Ngoài ra, chuyên viên nhân sự muốn lên các vị trí Quản lý hay Giám đốc cần thêm vốn ngoại ngữ cao cấp. Tham khảo ngay từ điển thuật ngữ tiếng Anh ngành nhân sự để nhanh chóng thăng tiến. 

Khả năng quan sát, “đọc vị” người khác.

Biết nắm bắt và thấu hiểu tâm lý người khác sẽ giúp chuyên viên nhân sự đánh giá đúng từng nhân viên. Hãy tận dụng kỹ năng này để thường xuyên chia sẻ với đội ngũ nhân sự. Đôi khi sự quan tâm chính là chìa khóa gắn kết tập thể, hạn chế tình trạng nhân viên mới “nhảy việc” vì nhàm chán. Bởi bộ phận nhân sự là trung gian hòa hợp giữa người lao động và người sử dụng lao động nên đừng quên kỹ năng này nhé! 

Kỹ năng liên cá nhân tốt.

Kỹ năng liên cá nhân, bao gồm nhiều hình thức giao tiếp và ứng xử tốt sẽ giúp công việc quản lý nhân sự thêm hiệu quả. Kỹ năng này chủ yếu đến từ bản năng và tính cách năng động nhưng nếu muốn thì vẫn có thể rèn luyện theo thời gian. Sở hữu kỹ năng liên cá nhân thành thạo chắc chắn tạo ấn tượng tuyệt vời khi bạn ứng tuyển vào ngành nhân sự. Một số yếu tố làm nên kỹ năng liên cá nhân đó là:

  • Tính cách hòa đồng
  • Cách nói chuyện lịch sự và lối làm việc tôn trọng người khác. 
  • Luôn có trách nhiệm với công việc cá nhân và tập thể.  
  • Có thể thuyết trình trước đám đông một cách tự tin.
  • Luôn biết lắng nghe và thấu hiểu người đối diện.
  • Biết đánh giá, phân tích câu chuyện theo chiều hướng tích cực.
  • Có khả năng làm việc nhóm
  • Kỹ năng hòa giải 

Nghề nhân sự cũng có khi “nếm đủ cay đắng ngọt bùi” nhưng chính kỹ năng hòa giải sẽ giúp giải quyết mọi xung đột, xích mích. Kỹ năng hòa giải mang ý nghĩa lớn, giúp hạn chế tiêu cực trong môi trường làm việc. Hơn nữa, chuyên viên nhân sự biết kỹ năng hòa giải cũng sẽ hỗ trợ tập thể hiểu nhau hơn, từ đó làm việc với nhau ổn định hơn. 

Kỹ năng giải quyết xung đột 

Việc cung cấp quá nhiều thông tin cho khách hàng nhìn qua có vẻ đúng nhưng thực ra rất dễ khiến người nghe bị “bội thực” âm thanh. Nhân viên telesale chỉ nên chia sẻ những thông tin cần thiết. Đừng để quá tải thông tin khi đứng trong vai trò telesale nhé!

Kỹ năng tổ chức, kỷ luật 

Kỹ năng tổ chức, kỷ luật trong công việc là điều kiện làm nên thành công. Tính kỷ luật không chỉ giúp bạn hoàn thành công việc dễ hơn mà còn cổ vũ và đốc thúc nhân sự nhanh chóng thực hiện các nhiệm vụ quan trọng. Để duy trì kỹ năng sống kỷ luật, chuyên viên nhân sự nên: 

+ Đề ra kế hoạch làm việc chi tiết theo từng mục, từng chủ đề. 

+ Tự đặt ra deadline riêng trước những deadline chung. 

+ Tập kỹ năng quản lí thời gian để không lãng phí thời gian làm việc. 

Bộ câu hỏi cần chuẩn bị để phỏng vấn chuyên viên nhân sự là gì? 

Một cẩm nang câu hỏi phỏng vấn đầy đủ và chi tiết sẽ giúp bạn trở thành ứng cử viên tiềm năng cho vị trí chuyên viên nhân sự. Bên cạnh việc chú trọng nội dung câu trả lời thì bạn cũng nên tự tin và giữ thần thái tốt. Dưới đây là gợi ý một số câu hỏi quen thuộc khi đi phỏng vấn xin việc chuyên viên nhân sự: 

  • Vì sao bạn lại ứng tuyển vị trí chuyên viên nhân sự?
  • Bạn hiểu gì về ngành nghề nhân sự?
  • Bạn hiểu gì về nhân sự trong công ty ABC?
  • Có những thử thách và cơ hội nào khi trở thành chuyên viên nhân sự?
  • Những tố chất nào là cần thiết cho chuyên viên nhân sự?
  • Hãy thử giải quyết tình huống cụ thể sau đây…Lý do bạn giải quyết như vậy?
  • Là một chuyên viên nhân sự thì phải gắn kết tập thể bằng cách nào?
  • Mức lương bạn mong đợi ở vị trí này?
  • Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?

Có thể thấy đảm nhận vị trí chuyên viên nhân sự không hề dễ dàng nhưng sẽ giúp bạn nhanh chóng thăng tiến nếu nắm trọn 7 kỹ năng hiệu quả. 

 

Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM

 

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO