CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO TRÌ CÔNG NGHIỆP

Trong nền công nghiệp hiện đại ngày nay, công tác bảo dưỡng bảo trì đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần gia tăng năng suất cũng như tránh lãng phí cho doanh nghiệp. Nhưng thực tế Các doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà lắm với công tác bảo trì, bảo dưỡng. Vì vậy mà luôn phải tốn chi phí sữa chữa, làm gián đoạn quy trình sản xuất của doanh nghiệp.

Với châm ngôn “phòng còn hơn chống”, hãy cùng tìm hiểu qua các phương pháp bảo trì cơ bản


Bảo trì phục hồi (Bảo trì chữa cháy hay bảo trì máy móc thiết bị hỏng)

Bảo trì không xảy ra tới khi máy móc có sự hư hỏng, tức là máy móc sẽ được sử dụng tối đa đến khi gặp trục trặc sẽ được xem xét sữa chữa, phục hồi. Thường phương pháp này chỉ được sử dụng trong các cơ sở sản xuất nhỏ, các nhà máy sản xuất sắt thép, inox, các máy móc hoạt động không có tính dây chuyền. Phương pháp này sẽ giảm phí đầu tư ban đầu, không có xưởng bảo trì. Tuy nhiên phương pháp này về lâu dài sẽ gây ra tổn thất lớn, vì chi phí sữa chữa cao, không đảm bảo được lịch trình sản xuất hoặc có thể sẽ phải thay thế máy mới do hư hỏng không khắc phục được.

Bảo trì phòng ngừa (Bảo trì dựa trên kế hoạch)

Phương pháp này dựa trên mức độ tin cậy của các thành phần máy móc. Dựa vào phân tích cách thức hư hỏng, các chuyên gia, kỹ sư sẽ thiết lập một loạt các hoạt động kiểm tra, thay thế các thành phần dựa trên tần suất hư hỏng của nó. Nói một cách khác, phương pháp phòng ngừa sẽ có hiệu quả với việc khắc phục các vấn đề liên quan đến sự mài mòn của các thành phần thiết bị.

Tuy nhiên nhược điểm ở phương pháp này là không phải lúc nào sau khi kiểm tra thì cũng cần thiết thay thế linh kiện. Nếu bải trì không đúng có thể gây hư hỏng. Để mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp thì người quản lý bảo trì cần hiểu rõ đặc tính làm việc của Máy móc thiết bị cũng như tuổi thọ trung bình của vật tư linh kiện.

Phương pháp bảo dưỡng cơ hội

Phương pháp này thường được sử dụng nhiều trong các nhà máy làm việc không liên tục, thường là các nhà máy làm việc 2 ca, được thực hiện lúc máy không sản xuất. Các máy móc thiết bị sẽ được kiểm tra, thay thế,… trong cùng một khoảng thời gian nhất định. Để thực hiện phương pháp này hiệu quả thì bộ phận bảo trì cần làm việc, nhờ sự hỗ trợ của bộ phận sản xuất để phối hợp cùng nhau, đồng nhất thời gian sản xuất và bảo trì, không làm dây chuyền sản xuất bị ảnh hưởng.

Bảo trì dựa theo tình trạng máy


Phương pháp này quyết định bảo trì dựa theo dữ liệu đo được từ hệ thống cảm biến. Phương pháp này cho phép chúng ta kiểm tra thường trực qua các phần mềm. Từ các thông số dữ liệu của thiết bị, kỹ sư sẽ lên kế hoạch để xử lý các tình trạng hư hỏng, xử lý dung sai, thay thế, sữa chữa phù hợp.

Đây là phương pháp tối ưu thường được áp dụng trong các nhà máy đòi hỏi tính an toàn máy cao và hoạt động liên tục như hóa chất, điện lực,… . Nó có thể đáp ứng cho máy hoạt động tối đa công suất, thời gian sử dụng máy, bên cạnh đó doanh nghiệp có thể chủ động ứng phó xử lý các vấn đề mà không ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất, và sẽ tiết kiệm được chi phí sửa chữa, thay mới, nhân công,… . Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi cần có đội ngũ kỹ sư trình độ cao, đầu tư các thiết bị kiểm soát an toàn, phân tích, xử lý độ rung động,….

Bảo trì dự đoán

Bảo trì dự đoán giúp xác định tình trạng thiết bị đang hoạt động để có thể dự đoán khi nào công việc bảo trì nên thực hiện. Với phương pháp này thì người bảo trì sẽ theo dõi rung động, hình ảnh hồng ngoại của cơ cấu chuyển mạch điện,… để cố gắng phát triển những hư hỏng ngay từ khi nó mới phát triển để để ngăn ngừa hư hỏng lớn hơn.

Phương pháp này sẽ giúp tối đa tuổi thọ của thiết bị và tối ưu hóa vận hành trong sản xuất. Bảo trì dự đoán cũng cần có các nhân viên bảo trì trình độ cao, có kinh nghiệm trong việc dự đoán các khả năng hư hỏng của thiết bị.

Trong các phương pháp bảo trì thì có hàng trăm kỹ thuật bảo trì đã được triển khai trong sản xuất và ngày càng thay đổi, xuất hiện thêm nhiều kỹ thuật xuất hiện. Với sự cạnh tranh khốc liệt và hoạch toán kinh tế chặt chẽ như hiện nay, thì việc bảo dưỡng bảo trì trang thiết bị cần được quan tâm nhiều hơn để giải quyết bài toán: “Tăng năng suất, giảm giá thành”.

 

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO