8 kỹ năng cần trang bị đối với nhân viên thu hồi nợ

Nhân viên thu hồi nợ là một trong những vị trí đang có nhu cầu tuyển dụng cao trong các ngân hàng, tổ chức tài chính - tín dụng. Với tên gọi khá “hầm hố”, vậy thực chất công việc của nhân viên thu hồi nợ gồm những gì? Để làm công việc thu hồi nợ cần trang bị những kỹ năng cần thiết nào? Yêu cầu tuyển dụng và mức lương cho vị trí này ra sao? Cùng SAM tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Nhân viên thu hồi nợ là ai?

Nhân viên thu hồi nợ là người thay mặt công ty, doanh nghiệp thực hiện công việc liên quan đến thu hồi tiền nợ (thường là nợ quá hạn chưa trả) từ các khách hàng, đối tác. Nhân viên thu hồi nợ có thể thuộc bộ phận thu nợ của một công ty hoặc thuộc một công ty thu hồi nợ độc lập. Nhân viên tại vị trí này được đào tạo chuyên sâu để xử lý việc đòi nợ một cách hiệu quả và hợp pháp.

Các hình thức thu hồi nợ

Công việc của các nhân viên thu nợ sẽ có những khác biệt nhất định tùy thuộc vào hình thức thu hồi nợ. Do đó, trước tiên ta hãy cùng tìm hiểu về các hình thức thu hồi nợ để từ đó xác định được mô tả công việc chính xác nhất cho vị trí việc làm này. Có 2 hình thức thu hồi nợ như sau:

  • Thu hồi nợ bằng hình thức pháp lý

Thu hồi nợ bằng hình thức pháp lý sẽ được tiến hành dựa trên các quy định của pháp luật. Cụ thể hơn, quy trình thu hồi nợ sẽ dựa trên những điều khoản đã được các bên cam kết, thỏa thuận hợp pháp trước đó. Trường hợp đối tác, khách hàng chậm trễ hoặc không thanh toán các khoản nợ, nhân viên thu hồi nợ có nhiệm vụ làm việc với tòa án hoặc cơ quan chức năng để áp dụng luật pháp vào thu hồi nợ. 

  • Thu hồi nợ qua thương lượng, đàm phán

Thu hồi nợ qua thương lượng, đàm phán là hình thức thu hồi nợ bằng cách tác động đến phương diện tâm lý hoặc tình cảm của khách hàng. Thông qua hình thức này, có thể thu hồi khoản nợ mà vẫn không làm mất đi mối quan hệ với khách nợ. Nhân viên thu hồi nợ sẽ cần khả năng đàm phán, thương lượng để đảm bảo thực hiện công việc hiệu quả. 

Những kỹ năng cần thiết khi làm việc ở vị trí nhân viên thu hồi nợ

Các chuyên gia trong ngành đánh giá, công việc thu hồi nợ là một trong những công việc phải đối mặt với nhiều căng thẳng và áp lực nhất hiện nay. Để trở thành một nhân viên thu hồi nợ chuyên nghiệp, ngoài những kiến thức chuyên môn vững vàng, bạn còn phải trang bị nhiều kỹ năng khác để thành công. 

Kỹ năng đọc hiểu tốt

Nhân viên thu hồi nợ làm việc thường xuyên với các hồ sơ, giấy tờ hoặc tài liệu liên quan đến các khoản nợ. Công việc này đòi hỏi bạn phải có khả năng đọc hiểu tốt, hiểu được mấu chốt của từng trường hợp thu hồi nợ. Từ đó, đưa ra giải thích cho đối tác, khách hàng (bên nợ) bằng từ ngữ được đơn giản hóa, dễ hiểu. 
Kỹ năng đọc hiểu tốt cũng giúp bạn nắm được các quy định, thủ tục pháp lý, luật pháp một cách nhanh chóng. Đây chính là nền tảng vững chắc giúp bạn thành công hơn trong lĩnh vực. 

Nhanh nhạy với những con số

Công việc thu hồi nợ liên quan đến những con số, phép toán và báo cáo tài chính. Do đó, nhân viên thu hồi nợ phải nắm được những kiến thức toán học cơ bản cũng như hiểu biết về tài chính, tài khoản. Bên cạnh đó, kỹ năng xử lý nhanh nhạy các số liệu, báo cáo sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả thực hiện công việc. 

Kỹ năng lắng nghe

Một trong những kỹ năng cần có ở người làm công việc thu hồi nợ đó chính là kỹ năng lắng nghe. Lắng nghe ở đây được thể hiện thông qua việc tìm hiểu hoàn cảnh, vướng mắc của bên nợ đồng thời thể hiện sự đồng cảm với họ. Chính điều này sẽ tạo dựng được niềm tin nơi khách hàng, đối tác, giúp họ mở lòng để đi đến thống nhất chung về thời hạn trả nợ. 

Kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp

Nhân viên thu hồi nợ phải thường xuyên tiếp xúc, trao đổi với nhiều khách hàng, đối tác. Chính vì vậy, kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọng và không thể thiếu. Khi đã xác định được tài khoản nợ, thông tin bên nợ, hãy liên hệ trực tiếp và nêu mục đích rõ ràng. Nếu cần thiết bạn có thể đặt lịch hẹn cụ thể để đàm phán, thương lượng và đi đến sự đồng thuận về thời hạn trả nợ một cách hiệu quả. 

Hiểu rõ về luật và các quy định liên quan

Thu hồi nợ là công việc giúp các doanh nghiệp lấy lại các khoản nợ từ khách hàng/đối tác. Để xử lý công tác thu hồi nợ một cách hiệu quả và hợp pháp, bạn phải hiểu rõ cũng như tuân theo các quy định, luật pháp hiện hành. Lưu ý rằng, hình thức thu hồi nợ mà bạn nên sử dụng đó là đàm phán, thương lượng chứ không phải đe dọa hay ép buộc. Trường hợp khách hàng không thanh toán khoản nợ quá hạn, có thể áp dụng thu hồi nợ bằng hình thức pháp lý, nhờ đến sự can thiệp của tòa án hoặc các cơ quan chức năng. 

Kỹ năng đàm phán hiệu quả

Kỹ năng đàm phán tốt là cực kỳ quan trọng với những ai làm công việc thu hồi nợ. Đàm phán hiệu quả không chỉ giúp thu hồi được các khoản nợ mà còn duy trì mối quan hệ với các khách hàng/đối tác. Đừng nên vòng vo mà hãy trực tiếp nêu rõ bạn là ai, liên hệ họ với mục đích gì, nêu chi tiết các khoản nợ cũng như hướng dẫn các bước tiếp theo trong thủ tục thanh toán.

Yêu cầu đối với nhân viên thu hồi nợ

Nhân viên thu hồi nợ phải làm việc trong môi trường đầy áp lực, căng thẳng. Các đơn vị tuyển dụng nhân viên thu hồi nợ cũng đặt ra nhiều yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng cho vị trí này. Vậy cụ thể các yêu cầu này là gì?

  • Tốt nghiệp từ trung học trở lên.
  • Có kinh nghiệm làm việc ở vị trí nhân viên thu hồi nợ là một lợi thế.
  • Am hiểu về pháp luật, quy định hiện hành trong vai trò thu hồi nợ.
  • Có khả năng chịu được áp lực công việc, hoàn thành công việc đúng hạn, nhịp độ nhanh.
  • Có kỹ năng giao tiếp, đàm phán tốt.
  •  Thành thạo tin học văn phòng: Word, Excel,..

Thu nhập của nhân viên thu hồi nợ

Thu nhập của nhân viên thu hồi nợ sẽ có sự chênh lệch tùy thuộc vào mức lương cơ bản, quy mô công ty, kinh nghiệm làm việc, hiệu suất (KPI),... Theo khảo sát thực tế, mức lương trung bình của một nhân viên thu hồi nợ rơi vào khoảng 10 triệu đồng/tháng. Với những người có năng lực và nhiều kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực, mức thu nhập có thể lên đến hơn 20 triệu đồng/tháng. Bạn càng thu hồi được nhiều khoản nợ cho công ty thì mức lương, thưởng cũng càng thêm hấp dẫn. 

Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO