8 kinh nghiệm quản lý kho hiệu quả

Cách quản lý kho hiệu quả

 1. Sắp xếp vị trí kho hàng thông minh

Để quản lý kho hàng hiệu quả, việc đầu tiên bạn cần lưu ý chính là bố trí lại cách sắp xếp đồ đạc trong kho, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tìm kiếm. Thực tế hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp không chú trọng đến việc bố trí không gian kho. Điều này làm lãng phí thời gian tìm kiếm và có thể tạo nên căng thẳng không đáng có đối với người quản lý và nhân viên kho.

Để giảm thiểu được điều này, quản lý kho và chủ doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý:

Sắp xếp các sản phẩm, mặt hàng trong kho theo mức độ liên quan và theo mức độ tìm kiếm (xếp những sản phẩm, mặt hàng thường xuyên sử dụng ra phía bên ngoài, các mặt hàng sản phẩm ít sử dụng hơn xếp vào phía trong).

Thống nhất nguyên tắc sắp xếp kho và phổ biến với tất cả nhân viên kho, để mọi người, đặc biệt những người chưa có kinh nghiệm quản lý kho cùng hình thành  ý thức tốt

2. Dán nhãn cho các sản phẩm trong kho

Ngoài việc sắp xếp vị trí hợp lý, việc dán nhãn và mã hàng hóa cũng rất quan trọng. Để bảo quản sản phẩm, hầu hết các doanh nghiệp đều đóng chúng vào các kiện, hộp. Việc dán nhãn sẽ giúp quá trình tìm kiếm diễn ra hiệu quả hơn. Đồng thời việc này cũng giúp việc kiểm hàng tiến hành nhanh chóng và chính xác.

3. Kiểm tra kỹ thông tin xuất nhập kho đặc biệt là số lượng

Sai lệch số lượng hàng hóa chủ yếu xảy ra ở khâu xuất nhập hàng hóa. Có thể sai sót do người kiểm hàng chưa có kinh nghiệm quản lý kho đếm sai số lượng nhập hoặc nhập hoặc xuất kho không được ghi lại, dẫn đến việc sai sót. Điều này đã làm đau đầu rất nhiều chủ doanh nghiệp.


Để tránh phải những sai lầm nghiêm trọng đó thì người chuyển hàng cần có một phiếu ghi nhận. Trước khi kho nhận phiếu, nhân viên kho cần kiểm tra kỹ số lượng ít nhất 2 lần, sau đó so sánh với phiếu chuyển. Nếu phiếu khớp, hàng hóa mới chính thức được chuyển vào kho hàng.
Ngoài ra, việc chuyển hàng cần được thống nhất trước khi chuyển hàng (nhập hoặc xuất khỏi kho) để tránh tình trạng khi hàng được chuyển đến hoặc chuyển đi, nhân viên kho quá bận rộn mà không chú tâm vào việc xuất nhập hàng.

4. Kinh nghiệm quản lý kho: Việc hôm nay chớ để ngày mai

Trước khi nhập kho, cần dọn dẹp kho để tạo không gian thông thoáng chuyển hàng vào. Sau khi kết thúc một ngày làm việc, các nhân viên kho cũng phải bố trí người dọn dẹp lại kho hàng. Việc này cần được tiến hành đều đặn để tạo thành thói quen tốt, giúp giảm thiểu sai sót, tạo hứng thú trong công việc cho nhân viên.

5. Giao trách nhiệm cho từng nhân viên kho

Với nhiều doanh nghiệp có nhiều kho hàng và kho hàng rộng, quản lý có thể phân chia các tầng quản lý và phân chia người quản lý từng mảng nhỏ. Việc giao trách nhiệm cho từng nhân viên sẽ khiến ý thức làm việc của nhân viên, đặc biệt là những nhân viên chưa có kinh nghiệm quản lý kho trở nên tốt hơn, hạn chế việc thất thoát hàng hóa trong kho, giúp quá trình quản lý kho hiệu quả hơn.

6. Tiến hành kiểm kho định kỳ

Sau một khoảng thời gian cố định (thường là 1 tháng) toàn bộ kho nên kiểm kê lại một lần để khớp các số liệu, tìm ra các lỗi và sửa đổi. Việc này sẽ giúp cho quá trình lưu kho đạt được hiệu quả cao hơn.

7. Thanh lý hàng hóa hết giá trị sử dụng

Trong quá trình kiểm kho, nếu phát hiện những mặt hàng tồn quá lâu, hoặc đã hết hạn sử dụng, cần đánh dấu lại và báo cáo với cấp trên để tiến hành thanh lý, tránh tình trạng kho quá đầy, sản phẩm trong kho không sử dụng được.

8. Sử dụng phần mềm quản lý kho hiệu quả

Dù đã thực hiện đầy đủ các kinh nghiệm quản lý kho được truyền đạt ở trên, nhưng doanh nghiệp vẫn phải sử dụng một phần mềm quản lý kho hiệu quả.

Có nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn phần mềm quản lý kho đơn giản, dễ thao tác, nhưng lại tách biệt với các bộ phận khác.

Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO