7 kỹ năng quản lý bản thân tốt hơn từng ngày

Bạn luôn cảm thấy bận rộn và không có thời gian nghỉ ngơi, thế nhưng bạn vẫn không thể hoàn thành hết tất các các công việc. ngày làm việc của bạn kết thúc và bạn tự nhủ rằng nếu bạn có thêm một và giờ nữa, bạn có thể sẽ hoàn thành nốt những công việc còn ứ đọng trong chiều nay. Đương nhiên điều này là không thể. Vậy làm sao để bạn quản lý bản thân hiệu quả với mục tiêu mình đề ra, cùng SAM theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Quản lý bản thân là gì?

Quản lý bản thân được hiểu là quá trình cá nhân thực hiện những phương pháp, chiến lược để giúp cho cuộc sống tốt hơn bao gồm việc đặt mục tiêu, lập kế hoạch, kiểm soát suy nghĩ cảm xúc, tinh thần trách nhiệm cao, tự chủ trong công việc và tự đánh giá bản thân.

Ví dụ: người quản lý bản thân tốt là người sẽ biết được mục tiêu và lên kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu nhanh nhất. Họ sẽ sắp xếp thời gian để hoàn thành mọi nhiệm vụ và thường xuyên đánh giá quá trình làm việc để đảm bảo rằng mọi việc đang làm đúng theo tiến độ và sẽ điều chỉnh kế hoạch nếu cần. Để hỗ trợ trong việc quản lý thời gian và năng lượng của mình, họ thường áp dụng các công cụ như lịch và danh sách công việc cần thực hiện.

2. Quản lý bản thân để làm gì và tại sao lại quan trọng?

Theo một số nghiên cứu thì thời gian làm việc của các doanh nhân thành công và các quản lý cao cấp của các tập đoàn lớn được bố trí theo tỉ lệ 45% dành cho khách hàng và cấp trên; 25% dành cho nhân viên; 20% dành cho đối tác; 10% còn lại là dành cho bản thân. Tính ra thì mỗi ngày họ chỉ có 45 ~ 60 phút dành cho công việc của bản thân.

Câu hỏi được đặt ra ở đây là “Làm thế nào họ có thể giải quyết hết tất cả công việc khi chỉ với chưa đầy 1 giờ đồng hồ trong một ngày?”

Đó là, ngoài “trình độ” quản lý doanh nghiệp và quản lý thị trường rất cao, họ còn rất giỏi trong việc “quản lý bản thân” – Self Management”. Đây có thể được xem là tố chất quan trọng nhất và bắt buộc phải có đối với tất cả những ai muốn đạt đến thành công.

Dưới đây là một số điều mà việc quản lý bản thân lại cần thiết, cụ thể:

  • Tăng năng suất làm việc: Quản lý bản thân cho phép người ta tập trung vào công việc quan trọng, ưu tiên các nhiệm vụ cốt yếu, và tránh bị lạc hướng trong những việc không quan trọng.
  • Tăng sự tự chủ: đây là cách để thể hiện sự tự chủ trong cuộc sống, đảm bảo rằng bạn đang điều khiển tình hình thay vì bị kiểm soát bởi nó.
  • Tạo ra cân bằng: Tự quản lý giúp thiết lập sự cân bằng giữa công việc, gia đình, và thời gian cá nhân. Điều này giúp tránh tình trạng kiệt quệ và tăng cường trạng thái tinh thần.
  • Nâng cao sự tự tin: Khi biết cách quản lý bản thân hiệu quả, bạn sẽ thấy sự tự tin trong việc quản lý tốt cuộc sống và công việc được nâng lên.
  • Giúp đạt được mục tiêu: Một công việc có kế hoạch và quản lý tốt tài nguyên cá nhân giúp bạn dễ dàng đạt được mục tiêu cá nhân và nghề nghiệp.
  • Giảm căng thẳng: Khi chúng ta có kế hoạch làm việc và thời gian cụ thể, sẽ giúp bạn tránh tình trạng quá tải và căng thẳng do việc không kiểm soát được thời gian và công việc.

Tóm lại, kỹ năng quản trị bản thân là kỹ năng mềm quan trọng quyết định đến sự thành công trong cuộc sống hạnh phúc và trọn vẹn hơn.

3. Cách cải thiện và rèn luyện kỹ năng quản lý bản thân tốt hơn

Để cải thiện và rèn luyện bản thân tốt hơn mỗi ngày, bạn có thể tham khảo các các dưới đây:

3.1 Xác định mục tiêu của bạn

Đầu tiên bạn bạn phải biết được mục tiêu của mình là gì trong cuộc sống lẫn công việc. Khi bạn biết mục tiêu của mình, bạn có thể bắt đầu lập kế hoạch và hành động để đạt được mục tiêu trong khoảng thời gian nhất định.

3.2 Lập kế hoạch

Sau khi xác định mục tiêu, việc bạn cần làm là lập kế hoạch hành động bao gồm các bước cụ thể mà bạn cần thực hiện để đạt được mục tiêu của mình.

Để phân chia hợp lý thời gian làm việc trong một ngày, lên kế hoạch là một điều tất yếu: một danh sách gồm những điều phải làm cần được thiết lập, thường gọi là “to do list”.

Bạn cũng nên tránh mất thời gian cho những công việc chưa cần làm gấp và giữ sự tập trung vào những việc quan trọng nhất. Danh sách của bạn cũng phải nêu lên những công việc khẩn cấp.

Bạn cũng có chọn cách chỉnh sửa lại danh sách qua việc sắp xếp lại các mục ưu tiên cần làm vào hôm trước, như thế vào hôm sau bạn tiết kiệm thời gian hơn khi bắt đầu từ những công việc quan trọng hoặc khẩn cấp nhất.

3.3 Quản lý thời gian

Quản lý thời gian là một kỹ năng quan trọng cần có để cải thiện bản thân. Khi bạn có thể quản lý thời gian hiệu quả, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào các mục tiêu của mình. Hãy dùng các cách quản lý thời gian hiệu quả bằng công cụ hỗ trợ hay lịch.

“Nếu bạn muốn sử dụng tốt thời gian của mình, bạn phải biết cái gì là quan trọng nhất và hãy dành cho nó tất cả những gì bạn có” – Lee Lacocca

3.4 Tập trung làm việc

Khi làm việc, bạn cần tập trung hoàn toàn tập trung vào công việc để đảm bảo công việc được hiệu quả và nhanh chóng. Đây là một cách để giúp bạn cải thiện kỹ năng quản lý bản thân mỗi ngày.

Thông thường, những thời điểm tốt nhất để huy động được sự tập trung là buổi sáng lúc 10h đến 12h và chiều từ 16h đến 18h. Hãy lấp đầy những khoảng thời gian đó bằng những nhiệm vụ cần thiết nhất hay khó xử lý nhất, điều này sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.

3.5 Kiểm soát căng thẳng

Khi bạn cảm thấy căng thẳng, stress với công việc. Hãy tìm cách giảm bớt căng thẳng bằng cách như tập thể dục, yoga hoặc thiền.

3.6 Động viên bản thân

Khi bạn cảm thấy chán nản hoặc muốn bỏ cuộc, hãy tự động viên bản thân hãy tiếp tục cố gắng.

“Nếu đi một hồi lâu vẫn không thấy đích đến, đừng vội bỏ cuộc. Một khi bạn tin bản thân, bạn nhất định sẽ tìm được điểm cuối cùng của chặn đường” – Trích câu nói hay

3.7 Tổ chức và quản lý không gian làm việc

Không có điều gì gây cho bạn cảm giác “ngộp” nhiều hơn một bàn làm việc lộn xộn. Vì thế, hãy cố gắng Xếp loại tất cả hồ sơ vào các ngăn tủ, tổ chức lại văn phòng làm việc và đừng quên thu dọn cả trong máy tính của bạn. Hãy bắt đầu bằng việc dẹp bỏ tất cả những gì bạn không thường sử dụng. Và chọn một cách sắp xếp đơn giản: những tài liệu bạn cần tham khảo thường xuyên cần để trong tầm với.

Ngược lại, hãy để xa những tài liệu mà những hai tháng bạn mới mở chúng một lần. Để tất cả mọi thứ trở lại vị trí cũ sau khi bạn đã dùng xong. Cuối cùng, hãy luôn nhớ rằng tất cả nhân viên của bạn cũng phải làm tương tự như thế.

4. Tóm lại 

Quản lý bản thân hiệu quả không chỉ là việc quản lý các vấn đề về sức khỏe như quản lý chế độ ăn uống, tập luyện thể dục thể thao. Nó còn là việc quản lý các khía cạnh với cuộc với và công việc của bạn bắt đầu từ việc có mục tiêu, lập kế hoạch và thực hiện nó.

Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO