4 điều cần trang bị đối với một giám sát nhân viên bán hàng

Giám sát nhân viên bán hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác quản lý bán hàng. Giám sát hiệu quả giúp đảm bảo hiệu suất làm việc và thực hiện mục tiêu kinh doanh đã đề ra của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho doanh nghiệp những điều cần biết để giám sát nhân viên bán hàng một cách hiệu quả nhất! 

1. Giám sát nhân viên bán hàng là gì? 

Giám sát nhân viên bán hàng là hoạt động của các nhà quản lý, cấp trên với mục đích đảm bảo nhân viên thực hiện đúng mục tiêu, quy trình bán hàng và chỉ tiêu doanh số được đặt ra.

Nhân viên bán hàng thông thường sẽ được giám sát theo các tiêu chí:

  • Tiêu chí về thái độ, trình độ với chiến dịch bán hàng
  • Tiêu chí về giao tiếp
  • Tiêu chí về chăm sóc khách hàng

Ba tiêu chí trên là 3 tiêu chí cơ bản nhất trong hoạt động giám sát nhân viên bán hàng. Ngoài ra, mỗi nhà quản lý sẽ có các bộ tiêu chí riêng để giám sát và đánh giá nhân viên bán hàng dựa trên văn hoá của từng doanh nghiệp. 

2. Lợi ích của giám sát nhân viên bán hàng

Con người là yếu tố quyết định trong hoạt động bán hàng. Do vậy, quản lý tốt nhân viên bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp: 

  • Đảm bảo độ bao phủ: Nhân viên bán hàng hoạt động tốt sẽ giúp phát triển và duy trì độ bao phủ của sản phẩm, giúp mở rộng thị phần và tăng cường tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.
  • Đảm bảo tồn kho, cung ứng và trưng bày hàng hóa: nhân viên bán hàng sẽ xác định và đảm bảo lượng sản phẩm tồn kho phù hợp với chiến lược bán hàng.
  • Đảm bảo doanh số: Nhân viên bán hàng làm việc tích cực, có hiệu quả cao thì lượng sản phẩm bán ra sẽ lớn, giúp doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận.
  • Nâng cao trình độ nhân viên: Hệ thống kiểm tra, giám sát sẽ giúp đánh giá, khen thưởng nhân viên tốt hơn và đào tạo hoặc sàng lọc các nhân viên không phù hợp/có kỹ năng làm việc chưa hiệu quả.
  • Tạo mối quan hệ tốt với khách hàng: Nhân viên bán hàng là người đại diện cho doanh nghiệp và tương tác trực tiếp với khách hàng. Do đó đảm bảo nhân viên bán hàng hoạt động tốt sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và tạo lập được uy tín.

3. Quy trình tạo kế hoạch giám sát nhân viên hiệu quả

Kế hoạch giám sát nhân viên bán hàng cần được xây dựng bài bản để bứt phá doanh số. Quy trình lên kế hoạch giám sát nhân viên bán hàng sẽ bao gồm các bước như sau:

3.1. Lập kế hoạch kinh doanh

Lập kế hoạch kinh doanh kịp thời, nắm bắt xu hướng và biến động thị trường sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các phương án thúc đẩy bán hàng, phát triển nguồn khách hàng tiềm năng và gia tăng doanh số phù hợp. 

Các công việc người quản lý cần thực hiện:

  • Xây dựng tuyến bán hàng cho các nhân viên bán hàng tại khu vực quản lý.
  • Lập kế hoạch bán hàng cụ thể hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng cho đội ngũ nhân viên.
  • Xây dựng mục tiêu của cá nhân và đội ngũ bán hàng: kho hàng, cung ứng hàng hoá, đảm bảo doanh số, giữ quan hệ với khách hàng,… 
  • Đào tạo nhân viên bán hàng về chuyên môn, thái độ, cách cư xử.

3.2. Giám sát hoạt động của nhân sự khi triển khai

Giám sát có vai trò rất quan trọng để đảm bảo nhân viên thực hiện theo kế hoạch đã đặt ra. Người quản lý cần thực hiện các hoạt động giám sát như sau:

  • Giám sát công việc theo kế hoạch với tần suất phù hợp để tránh gây áp lực cho nhân viên.
  • Đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên dựa trên: kết quả kinh doanh, khả năng xử lý phản hồi hay tinh thần trách nhiệm của nhân viên.
  • Lắp đặt các hệ thống như camera, phần mềm quản lý bán hàng tại nơi làm việc để tiện cho việc giám sát, đánh giá.
  • Nắm bắt tình hình và cập nhật các kế hoạch thường xuyên để tăng hiệu quả bán hàng cho nhân viên, thúc đẩy đạt được mục tiêu đề ra.

3.3. Quản lý tồn kho, cung ứng và trưng bày 

Giám sát nhân viên bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp quản lý lượng sản phẩm còn tồn kho và xây dựng chiến lược marketing, khuyến mãi cho sản phẩm đó. Đồng thời việc này còn giúp doanh nghiệp xác định số lượng hàng hóa cần nhập và đánh giá mặt hàng tiềm năng của công ty để có phương hướng phát triển phù hợp.

Các công việc người quản lý cần thực hiện:

  • Quản lý kho hàng và cung ứng hàng hoá cho các hoạt động sale của nhân viên một cách kịp thời, tránh thiếu hàng, cháy hàng.
  • Giám sát nhân viên khi thực hiện hoạt động bán hàng, đảm bảo các giao dịch được diễn ra trơn tru, đúng hẹn, đúng giá. 
  • Đưa ra chỉ dẫn cho nhân viên bán hàng để trưng bày, kiểm soát sản phẩm sao cho khách hàng dễ tiếp cận nhất.

4. Cách quản lý nhân viên bán hàng tốt nhất hiện nay

Nhân viên bán hàng là người chịu trách nhiệm quản lý lưu thông hàng hoá của doanh nghiệp. Để quản lý nhân viên bán hàng tốt, doanh nghiệp có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:

4.1. Minh bạch trong phân chia công việc

Phân chia công việc minh bạch, rõ ràng sẽ giúp nhân viên xác định được nhiệm vụ của mình và người quản lý cũng có thể dễ dàng theo dõi hiệu quả công việc của các nhân viên. 

Tính minh bạch này cũng sẽ giúp nhân viên có thể tin tưởng với công ty, từ đó làm việc thoải mái và tích cực hơn, góp phần tăng cường hiệu suất làm việc của họ. Nhà quản lý có thể phân chia công việc và quyền hạn cho từng nhân viên vào bảng công việc ngay tại cửa hàng hoặc trên các hệ thống quản lý nhân sự của công ty. 

4.2. Thiết lập chính sách thưởng phạt rõ ràng

Chế độ thưởng phạt cụ thể sẽ khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên và nhắc nhở họ phải hoàn thành tốt công việc của mình. Đồng thời, việc này cũng giúp tăng tính công bằng trong doanh nghiệp và giúp nhân viên tự đánh giá được năng lực làm việc của bản thân.

Nhà quản lý sẽ dựa trên bản phân chia công việc và hệ thống giám sát để đánh giá nhân viên đã hoàn thành công việc được giao hay chưa, đánh giá chất lượng công việc để áp dụng thưởng phạt cho phù hợp.

Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO