Nhiệm vụ của tổ trưởng sản xuất

Vận hành quy trình sản xuất tại phân xưởng (nhà máy), ổn định số lượng hàng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, cung ứng đầy đủ và kịp thời đơn hàng theo nhu cầu của khách hàng… đều do các Tổ trưởng sản xuất trực tiếp đảm nhiệm nếu có bất kỳ vấn đề nào phát sinh. 



I. Nhiệm vụ của tổ trưởng sản xuất

  1. Nhận kế hoạch hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày của Chi nhánh điện, Đội, phân xưởng,.... Phân công công việc cho các tổ viên thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  2. Nắm chắc tình hình thiết bị, phương thức vận hành thuộc phạm vi quản lý; chủ động giải quyết các tồn tại và phát sinh nhằm đảm bảo cho thiết bị vận hành an toàn, liên tục, kinh tế và ngăn ngừa sự cố.
  3. Nắm vững các quy trình vận hành, quy trình thao tác, xử lý sự cố, phòng chống cháy nổ, quy trình kỹ thuật an toàn điện có liên quan đến nhiệm vụ được giao.
  4. Nắm được khả năng, sở trường và trình độ tay nghề của từng tổ viên để phân công công việc hợp lý và có hiệu quả.
  5. Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra đôn đốc các tổ viên chấp hành đúng quy trình, quy định hiện hành về kỹ thuật sản xuất và kỹ thuật an toàn; quản lý và sử dụng tốt các trang thiết bị sản xuất, phương tiện bảo vệ cá nhân, trang bị phương tiện kỹ thuật an toàn và phương pháp sơ, cấp cứu người bị nạn.
  6. Tổ chức huấn luyện quy trình, quy phạm, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ, tay nghề cho từng tổ viên.
  7. Tổ chức nơi làm việc ngăn nắp, khoa học, đảm bảo an toàn và vệ sinh; kết hợp với an toàn vệ sinh viên của tổ thực hiện tốt việc tự kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ mất an toàn đe dọa đến con người và thiết bị phát sinh trong quá trình lao động sản xuất.
  8. Báo cáo kịp thời với cấp trên mọi hiện tượng thiếu an toàn, vệ sinh công nghiệp trong sản xuất mà tổ không giải quyết được và các trường hợp nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố thiết bị để có biện pháp giải quyết kịp thời.
  9. Tổ chức sinh hoạt sản xuất-an toàn hàng ngày; thực hiện kiểm tra hiện trường làm việc của các nhóm công tác để hướng dẫn và giúp đỡ các tổ viên khi cần thiết.
  10. Định kỳ, tổ chức kiểm điểm và đánh giá tình hình lao động sản xuất, việc chấp hành các quy trình, quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động tại tổ sản xuất.
  11. Thực hiện chấm công hàng ngày, ghi nhật ký vận hành của Tổ sản xuất đầy đủ và chính xác.
  12. Tổ chức ghi chép các số liệu, các thông số kỹ thuật, vận hành lưới điện, ... trong phạm vị quản lý theo yêu cầu của cấp trên.
  13. Xây dựng thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật được giao.



II. Cách xử lý những vấn đề khó khăn

Khi gặp các vấn đề khó khăn trong công việc, tổ trưởng sản xuất cần phải biết:

- Thao tác khó hoặc cái mà công nhận còn lúng túng , cần hướng dẫn và phân công người hướng dẫn
- Tìm ngay giải pháp để giảm thiểu khó khăn hoặc điều không thuận lợi
- Điều này sẽ minh chứng cho các tổ viên thấy rằng sự thay đổi không làm giảm thu nhập mà trái lại có thể làm tăng thu nhập

- Phát huy nhưng thuận lợi trong công việc mới để mọi người tận dụng cơ hội tăng thu nhập

Tuy nhiên khi gặp tổ viên còn kém về kỹ năng

- Đối tượng dễ bị tổn thương do kế hoach sản xuất thay đổi
- Họ tiếp thu chậm
- Không dễ thích ứng với sự thay đổi
- Tâm lý tiêu cực trước sự thay đổi đã trở thành căn bệnh mãn tính
- Tập trung huấn luyện cho tổ viên kém về kỹ năng trác nghiệp là giải pháp tích cực, song phải làm kiên trì

- Cuối cùng là thay đổi nhận thức của họ để hiểu rằng thay đổi là cơ hội để phát triển

Ngoài ra còn phải xác định năng lực tổ viên điều hành phối hợp

- Không có tổ nào toàn những người giỏi và cũng không có tổ nào toàn những người kém
- Ai sức khỏe tốt, tiếp thu nhanh
- Ai sức khỏe kém cần phối hợp với nhau để làm tốt công việc
- Công việc nào cần hoàn thành sớm để công việc sau có thời gian làm kỹ tránh sai lỗi

- Điều hành phối hợp còn được hiểu là sự phối hợp giữa các tổ với nhau.


Tham khảo khóa học  "Tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp" được giảng dạy bởi đội ngủ giảng viên có bề dày thành tích và kinh nghiệm tại trường Đào tạo Kỹ năng Quản lý SAM.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Mọi thông tin chi tiết về khóa học, Anh/ Chị có thể liên hệ BP. Tư vấn Trường SAM qua

Số điện thoại: (028)3938 1118 - 3938 1119


Hoặc email: info@sam.edu.vn; tuvan@sam.edu.vn


XEM THÊM MỘT SỐ BÀI VIẾT LIÊN QUAN



 


tổ trưởng sản xuất
ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO