HIỆN THỰC HÓA TẦM NHÌN TỪ NĂNG LỰC NHÂN SỰ CHỦ CHỐT

Không ít người cho rằng việc hiện thực hóa tầm nhìn là một điều gì đó không thực tế, nhận định đó có cơ sở bởi rất nhiều doanh nghiệp vẫn đặt tầm nhìn là một câu phát biểu trên bảng, hoặc bị gãy trong quá trình triển khai…

 Bài viết ngắn sau đây giúp Chủ doanh nghiệp, CEO và các nhà quản lý cấp cao có thể hệ thống lại các công cụ hiện thực hóa tầm nhìn một các logic và đơn giản nhất có thể.

 Trước khi bắt đầu, hãy để cho tư tưởng, tâm trí thư thả nhất có thể, bởi bạn sẽ đón nhận những thông tin có thể rất tốt nhưng cũng không thuộc dạng dễ dàng gì… nếu chưa sẵn sàng, hãy nhờ 1 người Coach/Mentor nếu có thể…

  1. Bắt đầu với Chiến lược: nói gì thì nói, doanh nghiệp là một thực thể sống, nghĩa là nó có đủ khả năng đối ứng với những thay đổi bên trong lẫn bên ngoài, nếu bạn chưa làm chiến lược hãy thực hiện nó, nếu bạn đã có chiến lược, hãy cập nhật nó, điều chỉnh hướng đi trước khi xác nhận lại tầm nhìn: chúng ta sẽ như thế nào trong tương lai. PESTEL, SWOT, KFS, PPM... và nhiều công cụ khác sẽ giúp bạn làm điều đó.
  2. Phát thảo/cập nhật lại tầm nhìn: đây là kết quả của quá trình phân tích chiến lược, chiến lược cho ta thấy vị trí mình có thể trụ trong tương lai, tầm nhìn cho ta thấy rõ hơn vị trí đó bằng những tiêu chí định lượng hơn như Doanh thu, lợi nhuận, đặc tính sản phẩm, đặc tính doanh nghiệp, năng lực cốt lõi chính xác của mình là gì. Đừng quên, đây là 1 trong 3 trụ cột quan trọng trong việc dẫn dắt hay lãnh đạo một doanh nghiệp thành công.
  3. Đánh giá hiện trạng năng lực con người, đội nhóm: bước này thường được quên hoặc đánh giá một cách chủ quan theo nhận định chuyên gia từ bên ngoài lẫn bên trong doanh nghiệp, dẫn đến các chương trình hành động ít khi được hưởng ứng bởi nhân viên hoặc quản lý. Họ cần gì, họ cần thấy đóng góp của họ trong doanh nghiệp một cách rõ ràng, không trừu tượng cũng chẳng cầu kỳ. Hãy tham khảo các công cụ đánh giá tính cách cá nhân (Trait-Map), đánh giá năng lực lãnh đạo 360 (LC-360), đánh giá năng lực đội nhóm (Team-SWOT) và cả đánh giá văn hóa, năng lực tổ chức (OD-Map) trước khi tiến hành ráp nối với tầm nhìn trên cơ sở chiến lược. Đừng quên nhờ một chuyên gia phân tích kết quả và lên phát đồ các bước đạt tầm nhìn ở trên, họ không thể làm thay, họ đóng vai trò như bác sĩ trưởng, tìm ra phương cách tối ưu nhất cho bạn.
  4. Balanced Scorecard (BSC)/MBO,... là lựa chọn tiếp theo, hiện thực hóa tầm nhìn bằng qui luật Nhân quả. Luôn nhớ rằng, một tổ chức có đặc tính nhiệm vụ hơn là đón nhận cái mới thì việc chọn công cụ hoàn toàn mới là một rủi ro cho sự phản kháng, chống đối thậm chí tan vỡ. Hãy cẩn trọng, phân tích kỹ lưỡng trước khi từng bước đưa vào thực tiễn tại doanh nghiệp. Kết quả của giai đoạn này là bộ mục tiêu chiến lược có sự đồng thuận, thấu hiểu và được lan tỏa cao bởi đội ngũ lãnh đạo chủ chốt, hãy nhìn trong bảng kết quả năng lực lãnh đạo xem… bao nhiêu phần trăm lãnh đạo "nói một cách nhiệt tình về năng lực của tổ chức". Đừng quên tìm họ.
  5. Action Plan có ý nghĩa: là sự kết hợp giữa mục tiêu chiến lược, cơ cấu tổ chức và năng lực của đội ngũ. Sự phân bổ mục tiêu chiến lược đến từng bộ phận chức năng là công việc đương nhiên, điều quan trọng là khả năng thực thi và khoảng cách năng lực giữa kết quả mong muốn và hiện tại. Không nhiều doanh nghiệp phân tích sâu đến khoảng cách này hoặc nếu có thì thật sự khó mà đo khoảng cách năng lực này… hãy nhớ rằng, việc đánh giá năng lực đội ngũ ở mục 3 là cực kỳ hữu hiệu cho các kế hoạch hành động, tối ưu nguồn lực hay không chính là đây.
  6. Thực thi chương trình hành động: để nhận kết quả tối đa với nguồn lực vừa đủ. Vai trò và năng lực của lãnh đạo, những nhà quản trị nội bộ, cần được phát huy đúng lúc này nhiều nhất. Họ là người điều binh khiển tướng, chứ không phải các công cụ, hãy giúp họ nhận diện đặc tính của từng thành viên, những điểm mấu chốt tương thích về tính cách cho từng loại công việc cụ thể, quan sát và đánh giá được nội lực của đội mình, biết đâu là điểm cần điều chỉnh, đâu là điểm động lực để tạo ra kết quả vượt trội.

Không tổ chức hay doanh nghiệp nào sinh ra có thể thành công ngay lập tức, vấn đề là người lèo lái doanh nghiệp đó biết rõ tổ chức của mình đang trong giai đoạn nào, biết tự mình tìm ra các chìa khóa điều chỉnh phù hợp mang tính sinh lợi cao,.. đó chính là nghệ thuật quản trị doanh nghiệp.

 

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Mọi thông tin chi tiết về chuyên khảo, Anh/ Chị có thể liên hệ  BP. Tư vấn Trường SAM qua

Số điện thoại: (028) 39381118 – (028) 39381119


Hoặc email: info@sam.edu.vn; tuvan@sam.edu.vn

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO