Ông Nguyễn Đức Điền - Chủ tịch Hội đồng Trường SAM: “Cắt, giảm lãng phí, tổn thất và các giải pháp tối ưu hóa vận hành thiết bị sản xuất là cấp thiết, quan trọng hàng đầu liên quan đến sống còn của doanh nghiệp.”

Ngày 15/06/2018 vừa qua, Trường Đào tạo Kỹ năng Quản lý SAM đã tổ chức thành công chuyên khảo "cắt giảm lãng phí, tổn thất và các giải pháp tối ưu hóa vận hành thiết bị sản xuất" với sự tham gia của các diễn giả: Ông Nguyễn Đức Nhân, Ông Trần Tiến Đức, Ông Nguyễn Đức Điền (CTHĐ Trường SAM) và các Anh/Chị đến từ nhiều doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh Phía Nam.

Tại chuyên khảo, sau khi MC công bố khai mạc chương trình, thay mặt nhà trường, Ông Nguyễn Đức Điền – Chủ tịch Hội đồng Trường Đào tạo Kỹ năng Quản lý SAM đã phát biểu nêu bật sự cần thiết của nội dung chuyên khảo.

Bất kỳ một đơn vị nào khi sản xuất, kinh doanh nào đều hướng tới lợi nhuận. Lợi nhuận là mục tiêu để hoạt động và tồn tại của mỗi doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp gắn liền với chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm, doanh thu, khách hàng… Ai cũng biết rằng để tăng lợi nhuận thì ngoài việc tăng doanh thu, tăng sản lượng hàng bán được cần phải giảm chi phí trong quá trình sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều đang gặp phải vấn đề "Lãng phí trong sản xuất"
Vậy chính xác Lãng phí là gì? Cách đơn giản nhất để mô tả lãng phí là “Những thứ không tạo ra giá trị”. Khách hàng của chúng ta sẽ không muốn thanh toán cho bất kỳ hoạt động nào mà chúng ta thực hiện nhưng không tạo ra giá trị cho những gì họ thực sự muốn.

Để giảm được chi phí thì trước hết các đơn vị nhận biết và xác định được các lãng phí trong sản xuất.. Chi phí nào tạo ra giá trị, chi phí nào không tạo ra giá trị cho mình. Các chi phí tại các đơn vị có thể chia thành hai loại là chi phí chất lượng và chi phí không chất lượng. Chi phí chất lượng là các chi phí góp phần tạo ra giá trị cho đơn vị (bao gồm các chi phí cho nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, nhân công cho sản xuất, chi phí cho sự phòng ngừa sai sót, chi phí kiểm tra quá trình), còn chi phí không chất lượng là các chi phí không tạo ra giá trị cho tổ chức (bao gồm các chi phí như chi phí làm lại, phế liệu, chi phí do dừng máy, tai nạn, chi phí giải quyết khiếu nại, sử lý sản phẩm không phù hợp, sản phẩm bị khách hàng trả về...). Tiếp theo là phải xác định được các tổn thất chính cần khắc phục để nâng cao năng suất.
Mục đích cuối cùng là hiểu và áp dụng được các giải pháp nhằm tối ưu hóa vận hành thiết bị trong doanh nghiệp.

Với những nhu cầu cấp thiết đó, các doanh nghiệp sản xuất cần định hướng, phát hiện ra được những nguyên nhân dẫn đến lãng phí. Thông thường, có 7 nguyên nhân dẫn đến lãng phí:

  • Lãng phí khi vận chuyển.
  • Lãng phí trong tồn kho.
  • Lãng phí trong thao tác.
  • Lãng phí khi chờ đợi.
  • Lãng phí do thừa quy trình.
  • Lãng phí khi sản xuất thừa.
  • Lãng phí do hàng lỗi.


Tại buổi chuyên khảo, 2 chuyên gia đã cùng nhau thảo luận và chia sẻ cùng các khách mời những điều sau:

Làm thế nào phát hiện và cắt giảm lãng phí? Cách khắc phục các tổn thất trong sản xuất.
Được chia sẻ kinh nghiệm thành công ,thất bại trong phát hiện và cắt, giảm lãng phí & tổn thất thiết bị tại các Doanh nghiệp cùng tham gia Hội thảo.
Nhận diện những khó khăn, thuận lợi khi đưa ra các giải pháp tối ưu hóa vận hành thiết bị.
Giới  thiệu một vài mô hình quản trị sản xuất theo phương pháp quản lý của Unilever và Nhật Bản.
Chia sẻ những khó khăn của Doanh nghiệp để cùng thảo luận giải pháp.


Buổi hội thảo sôi nổi đến giờ cuối, đáp ứng nhu cầu cũng như được đánh giá rất bổ ích, cần thiết từ các anh chị khách mời đến từ các doanh nghiệp

Một số hình ảnh khác tại buổi Chuyên Khảo:



Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM






 

 

 




ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO