Giới trẻ Mỹ và nhà lãnh đạo không chức danh, Việt Nam học được gì từ họ?

Tại Mỹ, số lượng việc làm đang bùng nổ còn tiền lương cũng đang tăng, điều này cho thấy một nền kinh tế khả quan. Tuy vậy, nghiên cứu của tập đoàn Addison lại cho thấy chỉ có 1/4 nhân viên tại Mỹ cho rằng trở thành “sếp” là một bước tiến trong sự nghiệp của họ.

 

Theo báo cáo của Addison, chỉ có 1/4 số người được hỏi cho biết họ muốn được trở thành người quản lý mới hiệu quả hơn cho công việc hiện tại, trong khi có đến 17% số người nói họ không muốn làm quản lý.

Hãng Addison nhận định đây là một xu thế đáng lo ngại trong xã hội Mỹ khi lớp trẻ ngày nay muốn trở thành chuyên viên, chuyên gia hơn là nhà quản lý. Với tình trạng này, các công ty có thể bổ nhiệm sai lầm về nhân sự và bỏ lỡ những nhân tài thực sự.

Thế hệ trẻ, mà theo Addison là được sinh trong khoảng 1980-1994, hiện đang ngày càng ít hứng thú với việc làm sếp so với thế hệ trước đây tại Mỹ dù lực lượng lao động này vẫn quan tâm đến phát triển sự nghiệp bản thân.

Hiểu theo cách khác, tầng lớp lao động trẻ ngày nay không muốn quan tâm quá nhiều đến người khác mà muốn tập trung phát triển sự nghiệp của bản thân. Theo nghĩa đó, việc trở thành chuyên viên, chuyên gia hay có chuyên môn vượt trội trong lĩnh vực nào đó được giới trẻ Mỹ hứng thú nhiều hơn so với làm sếp và phải quản lý mọi người.

Thông thường tại Mỹ, những nhân viên có thành tích tốt nhất được đưa lên làm sếp hay nhà quản lý. Tuy nhiên, những nghiên cứu trong nhiều thập kỷ qua cho thấy khi tiến trình này giúp doanh thu của công ty tăng lên nhưng độ hài lòng về sự nghiệp của những nhân viên lên chức đó thì lại đi xuống.

Ngoài ra, thế hệ trẻ ngày nay có quan điểm chuyển việc thoáng hơn các thế hệ trước đó. Những nhân viên trẻ tại Mỹ có thể dễ dàng bỏ việc nếu họ cảm thấy không thể tiến xa hơn trong sự nghiệp khi làm tại công ty.

Trước xu thế này, nhiều công ty công nghệ đã phải thay đổi cách quản lý để giữ chân những người tài tại ở lại. Tập đoàn Alphabet (Google) và Oracle đã phải thiết kế một hệ thống bổ nhiệm và thăng chức riêng. Trong đó, những nhân viên giỏi nhất có thể không cần làm quản lý nhưng vẫn được đãi ngộ như “sếp”.

Nguyên nhân cho xu thế ghét trở thành sếp tại Mỹ có thể do những tác động từ thế hệ trước. Trước đây, nhiều nhân viên tại Mỹ muốn được trở thành nhà quản lý và cảm thấy tự hào về điều đó. Tuy nhiên, thế hệ trước này dù đã cống hiến cuộc đời của họ cho doanh nghiệp nhưng vẫn bị sa thải không thương tiếc khi khủng hoảng tài chính diễn ra.

 

Chính điều này khiến thế hệ trẻ Mỹ ngày nay mong muốn một sự nghiệp theo hướng hoàn thiện bản thân hơn là phải quản lý người khác và dễ dàng bị đuổi việc.

Vì vậy, bạn trẻ Việt Nam học được gì từ giới trẻ Mỹ? Để không phải đối mặt với vấn đề thất nghiệp ngày nay, được chào đón ở mọi nơi, thích nghi tốt và có đất “dụng võ” thì hãy hoàn thiện theo thế mạnh bản thân ngay từ bây giờ. Làm tốt nhất có thể công việc mình đang đảm trách và đừng quá xem trọng việc thăng tiến, địa vị.

Tất cả những thay đổi trong xã hội chúng ta hiện nay, kỹ năng lãnh đạo trở thành kỹ năng quan trọng hàng đầu cần phải nắm vững nếu muốn thành công. Kỹ năng lãnh đạo không chỉ là vấn đề của công việc, chúng ta cần luyện tập kỹ năng lãnh đạo trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Về mặt bản chất, nếu bạn không thể lãnh đạo chính mình thì bạn sẽ không bao giờ có thể lãnh đạo những người xung quanh. Hãy rèn luyện kỹ năng lãnh đạo, nhưng hãy trở thành nhà lãnh đạo không chức danh vì đây mới chính là chức danh thật sự và không ai có quyền có thể bãi bỏ được.

Nguồn: http://www.brandshistory.com

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO