Triển khai chức năng chất lượng (Quality Function Deployment - QFD) là gì?

Triển khai chức năng chất lượng là một công cụ quan trọng trong ngành công nghiệp sản xuất để cải thiện chất lượng, QFD được nghiên cứu và phát triển tại Nhật cuối thập niên 1960, bởi Giáo sư Shigeru Mizuno và Yoji Akao. Áp dụng đầu tiên ở xưởng đóng tàu Mitsubishi’s Kobe 1972, giới thiệu ở Mỹ 1983 và châu Âu 1988.

Những công ty dẫn đầu và phổ biến áp dụng: Ford, Toyota, Rank Xerox, P&G, Mars. QFD được xem là đạt đến đỉnh cao khi công ty sản xuất ôtô Toyota ứng dụng và phát triển thành một bảng chất lượng với một “mái” phía bên trên và đến nay tên của bảng này là “ngôi nhà chất lượng”.

Theo đó QFD là phương pháp chuyển đổi mong muốn của khách hàng thành những tiêu chuẩn kỹ thuật cần đạt được trong mỗi giai đoạn của quá trình phát triển sản phẩm và sản xuất.

+ Liên kết nhu cầu khách hàng với thiết kế, sản xuất, và marketing

+ Bảo đảm nhu cầu của khách hàng được đáp ứng thông qua thiết kế và sản xuất

 + Dịch chuyển nhu cầu khách hàng thành đặc tính kĩ thuật

Các bước thực hiện triển khai chức n ăng chất lượng bao gồm:

1.     Nhận diện thuộc tính của khách hàng & mức độ quan trọng

2. Xác định các đặc tính kỹ thuật

3. Nhận diện mối quan hệ giữa các đặc tính kĩ thuật

4. Liên kết thuộc tính của khách hàng với đặc tính kĩ thuật của thiết kế

5. Đánh giá sản phẩm cạnh tranh dựa vào các thuộc tính của khách hàng

6. Lựa chọn đặc tính kĩ thuật sẽ triển khai

QFD thường kết hợp hệ thống các ma trận với quan hệ tương hỗ lẫn nhau, thông thường bao gồm 4 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Giai đoạn lập ý tưởng chất lượng và lập các biện pháp thi hành, được gọi là QFD 1 "ma trận hoạch định"

+ Giai đoạn 2: Giai đoạn lập thiết kế thực hiện được gọi là QFD 2 "ma trận thiết kế"

+ Giai đoạn 3: Giai đoạn lập biện pháp thực thi được gọi là QFD 3 "ma trận điều hành"

+ Giai đoạn 4: Giai đoạn thực hiện các phép kiểm tra, kiểm soát theo các tiêu chí đã đề ra để khẳng định chất lượng hàng hoá, được gọi là QFD 4 "ma trận kiểm soát".

- Thông qua 4 giai đoạn trên, những yêu cầu của khách hàng được chuyển tải thành các yêu cầu về kĩ thuật, tiếp theo những yêu cầu sẽ được đưa vào những đặc tính cấu thành sản phẩm, sau đó sẽ là các bước xử lí và các bước điều hành để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

- Với mỗi ma trận dùng để chuyển tải trong một quá trình trung gian được gọi là "ngôi nhà chất lượng" hay là một QFD đơn.

Chính vì cách tiếp cận có cấu trúc để xác định nhu cầu hoặc yêu cầu của khách hàng và chuyển chúng thành các kế hoạch cụ thể để sản xuất ra sản phẩm đáp ứng các nhu cầu khách hàng nên QFD đem lại nhiều lợi ích lớn cho Doanh Nghiệp như:

+ Cải tiến truyền thông và làm việc nhóm trong các khâu nghiên cứu marketing, thiết kế, mua sắm, sản xuất, …

+ Giúp xác định được nguyên nhân của sự không hài lòng của khách hàng

+ Là công cụ để phân tích cạnh tranh về chất lượng

+ Mô phỏng ý tưởng thiết kế sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm hiện tại

+ Cải thiện chất lượng và thời gian thiết kế sản phẩm mới

+ Cải thiện các kênh thông tin liên lạc giữa khách hàng, tiếp thị, nghiên cứu và phát triển, chất lượng và bộ phận sản xuất có hỗ trợ tốt hơn quá trình ra quyết định của từng chức năng.

+ Giảm mới thời gian và chi phí dự án phát triển sản phẩm

+ Có thể dự đoán và có tạo ra phản ứng nhanh hơn với thị trường thay đổi, diễn biến.

Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO