Quy trình sản xuất tinh gọn diễn ra như thế nào?

Sản xuất tinh gọn Lean Manufacturing là một mô hình quản trị hiện đại bao gồm nhiều công cụ nhằm tinh gọn hóa quá trình sản xuất, giảm thiểu lãng phí trong sản xuất kinh doanh. Nhiều nghiên cứu cho thấy các công ty áp dụng sản xuất tinh gọn có thể giảm ít nhất 50% thời gian sản xuất và tăng hơn 30% năng suất. Tuy nhiên, áp dụng Lean Manufacturing không đúng cách có thể gây ra một số gián đoạn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Vậy đặc điểm của Lean Manufacturing là gì? Những mục tiêu nào của Lean giúp doanh nghiệp triển khai sản xuất tinh gọn hiệu quả nhất? Câu trả lời sẽ được SAM giải đáp ngay trong bài viết sau đây.

Sản xuất tinh gọn Lean Manufacturing là gì?

Lần đầu tiên xuất hiện trong cuốn “The Machine that Changed the World” năm 1990. Thuật ngữ “Lean Manufacturing” được sử dụng làm tên gọi cho phương pháp sản xuất tinh gọn, liên tục các tiến các quy trình sản xuất kinh doanh. Lean Manufacturing tập trung vào nhận diện và loại bỏ các hoạt động không tạo thêm giá trị (Non Value-Added) nhưng làm tăng chi phí trong chuỗi các hoạt động sản xuất.

Bắt nguồn từ hệ thống sản xuất của Toyota (TPS) được triển khai xuyên suốt từ những năm 80 của thể kỷ trước. Ngày nay, mô hình sản xuất tinh gọn Lean Manufacturing được áp dụng rộng rãi tại các công ty hàng đầu thế giới. Hiệu quả của mô hình đem đến sự tăng trưởng nhảy vọt cho các công ty sản xuất. Đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất ô tô và các nhà cung cấp máy móc thiết bị.

Theo IndustryWeek, hiện có hơn 36% các doanh nghiệp sản xuất ở Mỹ đã và đang triển khai Lean Manufacturing. Các công cụ của Lean trở thành đề tài nóng hổi được quan tâm bởi các doanh nghiệp tại các nước phát triển.

Những quan điểm chính của Lean Manufacturing

Thông thường, có đến 95% thời gian trong lịch trình sản xuất chính (MPS) không làm tăng giá trị.

Cần phải rút ngắn thời gian giữa quá trình sản xuất chính với thời gian quá trình thực sự. Bằng cách giảm thiểu các giai đoạn, kết quả không tạo ra giá trị nhưng làm tăng chi phí và thời gian chu trình.

Lưu kho là sự lãng phí hoặc mất chi phí mà không phải một dạng dự trữ tài sản.

Những cá nhân làm việc trong cùng một quy trình phải cùng nhau thảo luận, khai thác kinh nghiệm, kĩ năng của tập thể nhằm giảm sự lãng phí và cải tiến quá trình sản xuất

Cần tiến hành các giải pháp kịp thời đúng lúc

Các mục tiêu của Lean Manufacturing

Giảm thời gian quy trình và chu kì sản xuất: bằng cách giảm thời gian chờ đợi giữa các công đoạn.

Giảm thiểu mức tồn kho: ở tất cả các công đoạn sản xuất. Nhất là sản phẩm dở dang giữa các công đoạn.

Giảm phế phẩm và các lãng phí hữu hình không cần thiết: bao gồm nguyên liệu đầu vào, phế phẩm có thể ngăn ngừa, các tính năng không thuộc yêu cầu của sản phẩm.

Cải thiện năng suất lao động: giảm thời gian nhàn rỗi của công nhân. Đảm bảo công nhân đạt năng suất cao trong thời gian làm việc. Hạn chế công nhân thực hiện các thao tác không cần thiết.

Sử dụng thiết bị và mặt bằng hiệu quả nhất: bằng cách loại bỏ các trường hợp ùn tắc. Gia tăng tối đa hiệu suất sản xuất, giảm thiểu thời gian chờ, thời gian máy dừng.

Tăng tính linh động: sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau. Với thời gian và chi phí chuyển đổi thấp nhất.

Gia tăng sản lượng: bằng cách giảm chu kỳ sản xuất, gia tăng năng suất lao động.

Lợi ích khi triển khai mô hình sản xuất tinh gọn Lean Manufacturing

Rút ngắn thời chu trình sản xuất (Cycle time)

Bằng cách giảm thiểu các hoạt động không gia tăng giá trị, cùng với việc hợp lý hóa các quá trình tạo ra giá trị. Mô hình Lean sẽ loại bỏ sự lãng phí do chờ đợi giữa các công đoạn. Rút ngắn thời gian chuẩn bị cho quá trình sản xuất (Set-up time) và thời giản chuyển đổi giữa các sản phẩm (Change-over time). Nhờ đó chu kỳ sản xuất có thể giảm từ 16 tuần xuống khoảng 5-6 ngày.

Giảm thiểu lãng phí hữu hình và vô hình

Nhờ loại bỏ các nút thắt gây lãng phí thời gian trong dây chuyền sản xuất. Giảm thiểu chi phí tồn kho của nguyên liệu đầu vào. Những doanh nghiệp sử dụng chiến lược sản xuất tinh gọn Lean Manufacturing sẽ có khả năng dự đoán chi phí, thời gian chu trình hiệu quả hơn, giảm thiểu các chi phí không cần thiết và loại bỏ đến 90% phế phẩm.

Cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Nhờ vào việc giảm thiểu tình trạng phế phẩm và các lãng phí. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu vào. Giảm thời gian chờ đợi, các thao tác thừa trong quá trình làm việc, vận hành nhằm tăng năng suất và hiệu suất làm việc của nhân viên. Mỗi nhân viên viên sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm. Mỗi nhân viên sẽ có nhận thức rõ về các hoạt động gia tăng giá từ đó tích cực đóng góp vào chuỗi giá trị của toàn tổ chức.

Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị, mặt bằng

Thông qua các công cụ hữu ích như TPM, Cell Manufacturing (bố trí sản xuất mô hình tế bào). Mặt bằng sản xuất trung bình trên mỗi máy có thể giảm hơn 45%.

Tăng khả năng đối ứng linh hoạt

Thời gian sản xuất và chu trình được cải thiện sẽ đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng. Đặc biệt là về sản lượng, chất lượng sản phẩm. Đồng thời giảm thiểu áp lực lên các yếu tố đầu vào như con người, thiết bị. Đảm bảo tổ chức đạt được kết quả tốt về thời gian chuyển đổi sản xuất.

Những doanh nghiệp nào cần thực hiện Sản xuất tinh gọn (Lean)?

Thông thường, các công ty cần áp dụng quy trình Sản xuất tinh gọn Lean Manufacturing được xác định bởi một số vấn đề xảy ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh như sau:

  • Khó đạt mục tiêu sản xuất
  • Kế hoạch sản xuất không cân bằng
  • Nhiều chi phí phát sinh
  • Chu kì sản xuất dài
  • Những khâu không cần thiết xuất hiện nhiều
  • Thời gian chờ đợi dài
  • Nhân viên có nhiều thời gian nhàn rỗi , không mang lại giá trị
  • Hàng sản xuất bị tồn kho
  • Hồ sơ tồn kho, thông số kỹ thuật, tài liệu có sai sót
  • Dự đoán doanh thu sai lệch
  • Dòng thông tin phản hồi chất lượng kém
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng kém

Những doanh nghiệp này không nên triển khai quy trình sản xuất tinh gọn ngay mà cần các nhà quản lý cấp cao hỗ trợ thực hiện, lên kế hoạch, triển khai thử trong một dây chuyền sản phẩm trước khi thực hiện trên quy mô rộng.

Đầu tư vào triển khai mô hình Lean Manufacturing cũng một việc không hề dễ. Tuy nhiên, Lean là một chiến lược có khả năng cạnh tranh mạnh về doanh thu, thị phần, lợi nhuận và giảm hàng tồn kho, chi phí sản xuất. Do vậy tuy mô hình sản xuất tinh gọn này cần cân nhắc rất kĩ và cũng rất tốn kém trong triển khai nhưng lợi ích mang lại cũng rất cao.

Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM

 

 

 

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO