Doanh Nghiệp Việt Trong Cơn Bão Corona

🌕Trong thời điểm dịch Viêm phổi cấp Corona bùng phát đầu năm 2020 đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng.
Du lịch, hàng không, xuất nhập khẩu sẽ là những lĩnh vực chính chịu thiệt hại nặng nề nhất trong "cơn bão" này. Trong bối cảnh hiện nay, các khách du lịch Trung Quốc – nguồn khách ngoại quốc lớn sẽ không thể đến Việt Nam, những du khách nước khác sẽ không dám đến các nước đang có dịch trong đó có Việt Nam.

🛫Hiện tại, Cục Hàng không Việt Nam đã dừng cấp phép đối với các chuyến bay từ Việt Nam sang các tỉnh thành của Trung Quốc. Ngoài ra, để phòng ngừa dịch lây lan, các hãng hàng không phải thay đổi rất nhiều quy trình từ mặt đất đến trên không, tốn không ít chi phí.

📦Ngành xuất nhập khẩu cũng đang “chịu trận” trong “cơn bão” do cả 2 nước đang siết chặt tại biên giới. Các mặt hàng nông sản của Việt Nam đang đình trệ và không xuất khẩu được, nhiều mặt hàng còn đang mắc kẹt tại cửa khẩu. Và các hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc cũng không thể vào Việt Nam.

⚠️Theo nhiều chuyên gia kinh tế, thì những tác động tiêu cực sẽ không dừng lại ở 3 lĩnh vực đó mà có thể tăng thêm nếu diễn biến đại dịch xấu đi. Chính vì vậy mà vào thời điểm này thì bản thân các nhà kinh doanh hay những nhà sản xuất của Việt Nam sẽ phải đủ tỉnh táo để thấy họ cần chuẩn bị cho các tình huống tiếp theo, chứ không thể chờ hoàn toàn vào sự hỗ trợ của Nhà Nước.

♻️Ngoài những biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng cho doanh nghiệp như việc tìm kiếm thị trường mới, thay đổi các chính sách phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại thì các doanh nghiệp có thể chuyển hưởng sang các hoạt động khác như việc củng cố, xây dựng lại doanh nghiệp; đào tạo nhân viên, phát triển nâng lực cho nhân viên,… để ứng phó với tình hình khó khăn hiện nay.

Thay đổi đặc biệt là do những nhân tố tự nhiên là điều chúng ta không thể ngăn cản được. Đây có thể là thời gian thích hợp để doanh nghiệp có thể giải quyết 2 trong 3 bất cập lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam là “Ý thức người lao động” và “Năng lực tổ chức điều hành”.

Thứ nhất, thay đổi ý thức của người lao động: Thái độ (đối với công việc, công ty, đồng nghiệp và khách hàng), mức độ tuân thủ kỷ luật, tính chuyên nghiệp và khả năng phối hợp.

Thứ hai, chuyển đổi năng lực tổ chức điều hành: Xem xét và phân tích lại hệ thống quy trình điều hành cùng mô hình kinh doanh, cải tiến quyết liệt và áp dụng công nghệ vào tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh để giảm thiểu phụ thuộc vào nhân sự, lượng nhân sự sử dụng, thời gian giao hàng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Thay vì dậm chân tại chỗ chờ đợi và than khóc, Doanh nghiệp có thể làm mới mình, tự quyết định vận mệnh của mình.🤝

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO