8 Lãng Phí Trong Sản Xuất Kinh Doanh Mà Mọi Doanh Nghiệp Gặp Phải

Defects - Lỗi, khuyết tật sản phẩm: Quá trình sản xuất dù có tối ưu như thế nào cũng xuất hiện lỗi, nó tồn tại do sai lầm của con người hay từ chính máy móc, thiết bị gây ra. Chúng ta có thể cắt giảm đến mức thấp nhất thiệt hại bằng cách phân tích nguyên nhân thông qua biểu đồ xương cá.

 Over production - Sản xuất dư thừa: sản xuất cung vượt cầu là một chiến lược của doanh nghiệp để đảm bảo luôn cung cấp đủ hàng hoá khi có nhu cầu. Tuy nhiên, khi sản xuất không được kiểm soát chặt chẽ sẽ trở thành gánh nặng cho quản trị hàng tồn kho. Bởi vậy, việc lập kế hoạch sản xuất hàng hoá ở an toàn là việc quan trọng trọng đồng thời giảm gánh nặng cho các khâu còn lại.

Waiting - Chờ đợi: Thời gian “chết" trong hoạt động sản xuất kinh doanh là tất yếu. Chờ đợi nguyên vật liệu, chờ đợi kinh phí, chờ đợi vận chuyển,... thời gian “chết" này không mang lại bất kỳ lợi ích nào cho doanh nghiệp, mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn những doanh nghiệp cần cắt giảm đến mức tối thiểu bằng việc nâng cao hiệu suất làm việc của các khâu.

Inventory - Lãng phí tồn kho: hàng tồn kho đảm bảo cho quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá được liền mạch, xuyên suốt thế nhưng nếu lượng tồn kho quá lớn lại gây ra tác dụng ngược. Hàng tá các chi phí phát sinh trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần có kế hoạch sản xuất hiệu quả, dự đoán được nhu cầu để dự trữ hàng tồn kho hợp lí tránh lãng phí.

Transportation - Lãng phí vận chuyển: vận chuyển là khâu tất yếu trong sản xuất, bởi vậy doanh nghiệp ít khi để tâm đến lãng phí do vận chuyển gây ra. Do đó, cần thiết kế và xây dựng một chu trình sản xuất khép kín, hiện đại và thuận tiện. Quy trình vận chuyển nguyên liệu đến nơi sản xuất, sản phẩm đến kho bãi và cuối cùng là nơi tiêu thụ phải ngắn nhất.

Motion - Lãng phí chuyển động: Đây là những hoạt động không mang lại giá trị nào, những hoạt động, thao tác thừa của người sản xuất, hay việc di chuyển để thực hiện công việc tưởng chừng vô hại nhưng lại gián tiếp gây ra lãng phí. Doanh nghiệp cần tối ưu hoá quy trình sản xuất, giảm thiểu tối đa khoảng cách vật lý để khắc phục. 

Extra Processes - lãng phí do quá trình vận hành: máy móc chưa đủ hiện đại, công nghệ áp dụng còn lạc hậu, sự phối hợp giữa các công đoạn chưa hợp lý,... Doanh nghiệp cần có sự đầu tư, cải tiến trang thiết bị, thiết kế quá trình làm việc thích hợp, bố trí thiết bị khoa học.

Mỗi doanh nghiệp nhận biết.

Non Utilized Talent - Lãng phí nguồn nhân lực: đây là vấn đề lớn, đặc biệt đối với doanh nghiệp Việt Nam, việc không hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của nhân sự gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả làm việc. Đúng người, đúng việc, đúng tầm là nguyên tắc cơ bản trong quá trình quản lý nhân lực.

Việc đưa ra các giải pháp và tiến hành loại bỏ lãng phí không phải là vấn đề quá khó khăn. Tuy nhiên, doanh nghiệp có “thừa nhận” mình đang lãng phí và tìm cách giải quyết mới là yếu tố quan trọng. Doanh nghiệp cần thiết kế phương pháp để cải thiện tình trạng lãng phí, nâng cao nhận thức của người lao động trong quá trình làm việc để đạt được kết quả tốt nhất.T

Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM

 

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO