7 Kỹ năng đàm phán hiệu quả dành cho bạn

Kỹ năng đàm phán là gì ?

Kỹ năng đàm phán là một kỹ năng cực kì quan trọng mà các bạn cần phải có để tiến tới thành công trong sự nghiệp một cách nhanh nhất. Trong các cuộc giao dịch giữa các đối tác, nếu bạn có kỹ năng tốt, bạn sẽ đạt được mục tiêu đã đề ra từ trước và cũng sẽ giảm tối thiểu nguy cơ xảy ra xung đột không đáng có

Đàm phán là gì ? Đàm phán chinh là sự thượng lượng và trao đổi giữa 2 hoặc nhiều bên với nhau để đưa ra một kết luận chung khiến 2 bên đều thấy hài lòng.

Các bước cơ bản của kỹ năng đàm phán

  • Chuẩn bị: Phải xác định được thành phần và người tham dự trong buổi đàm phán gồm những ai, mục đích của buổi đàm phán đó là gì.
  • Tranh luận: Trong một buổi đàm phán không thể thiếu phần nêu lên quan điểm của mình, Vì vậy mỗi bên cần chuẩn bị cho bản thân mình những lời thuyết trình, cũng như những luận cứ luận điểm thật chặt chẽ và thuyết phục các bên còn lại. Cả hai bên đều nêu ra quan điểm và ý kiến riêng của minh, có thể đồng tình hoặc không đồng tinh.
  • Chỉ rõ mục tiêu: Cùng thống nhất một nội dung và xác định đâu là yếu tố có lợi, công bằng nhất. Giai đoạn này sẽ xóa đi những khuất mắt và đi đến thảo thuận.
  • Thỏa thuận: Cả hai bên đều đưa ra phương án cuổi cùng. Sẽ có những buổi đàm phán mà hai bên không thể đưa ra kết luận do mâu thuẫn về lợi ích. Vì vậy hai bên phải ngồi lại bàn bạc và đưa ra phương án phù hợp nhất.
  • Thực thi: Sau khi đã thỏa thuận cụ thể thì sẽ được đưa vào hoạt động và phát triển dựa trên kế hoạch đã đề ra.

7 Kỹ năng đàm phán hiệu quả trong doanh nghiệp

1. Ấn tượng ban đầu trong buổi đàm phán

Bạn đừng khiến không khí trong buổi đàm phán trở nên căng thẳng ngay từ đầu bằng thái độ gay gắt và những đòi hỏi từ những phút đầu gặp trong buổi đàm phán. Điều đó chỉ khiến bạn được nhận được hai từ “thất bại” trong buổi đàm phán ấy mà thôi.

Thay vào đó hãy tạo nên một bầu không khí thân thiện và dễ  chịu để đối phương có thiện cảm và ấn tượng tốt hơn về bạn. Gương mặt tươi cười, thái độ nhẹ nhàng và cởi mở trong buổi đàm phán, một khi đã tạo được thiện cảm rồi thì có phải mọi chuyện sẽ trở nên dễ nói hơn.

2. Tìm hiểu thông tin đổi thủ khi đàm phán

Trước khi bạn đàm phán với đối tác, việc tìm hiểu trước thông tin của đồi tác là điêù cực kì quan trọng. Bạn hãy luôn luôn đặt ra nhiều câu hỏi lường trước mà đồi phương mong muôn bạn cung cấp trong một buổi đàm phán.

3. Xác định mục tiêu của buổi đàm phán và bám sát nó

Bước vào cuộc đàm phán, bạn phải xác định được mục tiêu của bản thân mình là gì và luôn khắc ghi nó trong đầu để không bị lệch đi hướng khác. Điều này nó cũng giúp bạn trở nên thông minh và chuyên nghiệp hơn trong mắt của đối tác.

4. Kỹ năng lắng nghe đối tác trong buổi đàm phán

Nếu bạn muốn cuộc đàm phán trở nên thành công tốt đẹp thi bạn phải tập trung lắng nghe đối tác đã nói những gì. Việc lắng nghe không những giúp bạn hiểu về đối tác mà còn cho bạn biết được mục đích và phương hướng của đối tác để đưa ra các giải pháp hợp lý và giúp bạn có điểm cộng trong mắt của họ. Bản thân của họ sẽ cảm thấy được tổn trọng khi bạn lắng nghe từng câu từng chữ của họ.

5. Khả năng đánh giá mặt tích cực và tiêu cực của một vấn đề trong buổi đàm phán

Người có kỹ năng đàm phán họ sẽ nhạy bén, nắm bắt được tình hình chung thông qua thái độ và ánh mắt của đối phương.

Để phân tích và xác định được phương án thì bạn phải nhìn nhận lại những vấn đề trong buổi đàm phán và quan sát đánh giá quan điểm của đối tác.

Ngoài ra, bạn hãy giải thích những mặt tốt sẽ đem lại được những gì và lợi ích như thế nào nhưng đừng giấu hoặc nói dối về mặt không tốt. Bời vì nó sẽ khiến bạn bị mất lòng tin từ đối tác nếu họ phát hiện ra mánh khóe “bịp bợm” của bạn.

6. Ăn nói và khéo léo dẫn dắt vấn đề trong kỹ năng đàm phán

Kỹ năng đàm phán trong doanh nghiệp có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố kỹ năng giao tiếp của bạn. Xuyên suốt trong buổi đàm phán bạn phải luôn giữ một thái độ bình tĩnh, tự tin, tư duy lời nói và hành động của mình dẫn dắt và thiết lập vấn đề theo đúng khuôn khổ mà bạn đã đề ra.

Để có thể thực hiện được điều này bạn phải nắm vững kiến thức xử lý tình huồng trong giao tiếp cũng như là kỹ năng tư duy phản biện. Không phải tự nhiên mà bạn có được những kỹ năng đó, mà bạn phải trải qua sự rèn dũa và học hỏi từng ngày mới có được.

7. Không thương lượng quá nhiều trong cuộc đàm phán

Không thương lượng nhiều cũng là một yếu tố đàm phán cực kì hiệu quả của những người thành công trong mảng kinh doanh. Bạn là người bán, thì sẽ hiểu rõ chát lượng và giá trị sản phẩm của mình trước khi thuyết phục đối tác, hạn chế nói dài dòng mất thời gian của hai bên.

Trường hơp, bạn là người mua thì nên xem kỹ chất lượng của sản phẩm và cũng xem lại ngân sách của mình. Vì mực độ thành công nằm trong quyết định của bạn.

NHỮNG YẾU TỐ ĐỂ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN

Để trở thành người có kỹ năng đàm phán giỏi không hề đơn giản, vì vậy bạn có thể tham khảo qua những cách sau để cải thiện và phát triển:

  • Luôn luôn có sự chuẩn bị trước trong mỗi buổi đàm phán
  • Xác định được vấn đề trong buổi đám phán và bám sát nó trong cuộc đàm phán
  • Luyện tập và trao dồi các kỹ năng: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy phản biện, thuyết trình, lập kế hoạch,…
  • Chấp nhận thất bại, vấp ngã.
  • Tham gia nhiều cuộc đàm phán để có kinh nghiệm dùng kinh nghiệm đó để phát triển bản thân

Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM

 

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO