7 Công Cụ Quản Lý Chất Lượng

Các công cụ cơ bản dùng để quản lý chất lượng trong sản suất

1. Phiếu kiểm soát (Check sheets)

Trước tiến khi nhắc đến 7 công cụ quản lý chất lượng chúng ta sẽ nhắc đến phiếu kiểm tra. Đây là công cụ hỗ trợ lưu trữ dữ liệu và trợ giúp việc theo dõi những xu hướng từ những dữ liệu được thu thập.

Phiếu kiểm soát thường được sử dụng để:

  • Kiểm tra sự phân bố số liệu của một chỉ tiêu của quá trình sản xuất
  • Kiểm tra các dạng khuyết tật
  • Kiểm tra vị trí các khuyết tật
  • Kiểm tra các nguồn gốc gây ra khuyết tật của sản phẩm
  • Kiểm tra xác nhận công việc

    Phần lớn người dùng sẽ sử dụng phiếu kiểm tra để theo dõi các sự kiện. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể dùng nó để theo dõi số lượng sự kiện theo vị trí.

2. Biểu đồ (Chart)

Biểu đồ là một trong 7 công cụ quản lý chất lượng quen thuộc với nhiều người vì nó giúp biểu diễn một cách trực quan bằng hình ảnh các số liệu để người xem dễ dàng quan sát và đưa ra các nhận xét cho số liệu.

Có nhiều loại biểu đồ như: biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ Grantt, hay là biểu đồ kết hợp như biểu đồ đường và cột.

3. Biểu đồ nhân quả (Cause & Effect Diagram)

Công cụ này đơn giản sẽ liệt kê những nguyên nhân có thể dẫn đến một kết quả nào đó, giúp chúng ta lên danh sách và sắp xếp các nguyên nhân để chúng ta loại trừ nó theo thứ tự.

Mục đích sử dụng của biểu đồ nhân quả là giúp tìm ra nguyên nhân của một vấn đề, từ đó thực hiện hành động khắc phục để đảm bảo chất lượng và nó thường được áp dụng để tìm ra những lỗ hỏng trong sản xuất.

4. Biểu đồ Pareto (Pareto Analysis)

Đây là một dạng biểu đồ giúp chúng ta phân loại các nguyên nhân, tác động gây ảnh hưởng đến sản phẩm. Vì vậy nó sẽ giúp các nhà quản lý tìm ra được những sai sót và xử lý chúng.

Ngoài ra, còn giúp bạn phân tích dữ liệu liên quan đến vấn đề quyết định yếu tố nào quan trọng nhất ảnh hưởng đến vấn đề đó và đóng vai trò quan trọng trong quá trình cải tiến.

5. Biểu đồ mật đồ phân bố (Histogram)

Đây là một biểu đồ đơn giản, giúp tổng hợp các điểm dữ liệu từ đó giúp chúng ta nhìn được tần suất của sự việc. Được sử dụng để theo dõi sự phân bố các thông số sản phẩm/ quá trình. Từ đó giúp đánh giá được năng lực của quá trình đó.

6. Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram)

Biểu đồ này sẽ biểu diễn các số liệu của một yếu tố bằng đồ thị. Tuy nhiên nó chỉ vẽ thành từng điểm chứ không nối chúng lại với nhau. Vậy nên nó mới có tên là biểu đồ phân tán hay hiểu rõ hơn thì đó là thể hiện sự phân tán của 2 yếu tố.

Biểu đồ phân tán được sử dụng để giải quyết và xác định điều kiện tối ưu bằng cách phân tích định lượng mối quan hệ nhân quả giữa các biến số của 2 nhân tố này.

7. Biểu đồ kiểm soát (Control Chart)

Công cụ cuối cùng trọng bộ 7 công cụ quản lý chất lượng chúng ta không thể bỏ qua là biểu đồ kiểm soát. Nó là một biểu đồ với các đường giới hạn đã được tính toán bằng phương pháp thống kế được sử dụng để các thông số về đặc tính chất lượng sản phẩm, những thay đổi của quy trình được theo dõi kỹ lưỡng và giảm tối thiểu những dấu hiệu bất thường xảy ra.

 Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM

 

 

 

 

 

 

 

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO